Cuối cùng vào dịp trăng tròn tháng Kadâk (tức 15-10 âm lịch), đồng bào
Khơme mừng lễ ''chào mặt trăng'' (sampeăk preăh khe) mà dân gian vẫn
gọi là Ôk ôm Bok (nuốt cốm). Trong lễ này, vào đêm trăng tròn, các gia
đình Khơme đều tập trung trước sân chờ trăng lên. Sau khi cúng bái
người ta đút một nắm cốm, một trái chuối vào miệng các trẻ nhỏ vừa
vuốt lưng vừa hỏi chúng năm nay muốn được gì? Căn cứ vào những câu
trả lời của những đứa bé để đoán biết năm nay mùa màng có thịnh đạt
không.
[1] Tài liệu bổ sung của BT. NXB
Lễ Ôk Ôm Bok – Ngày hội lớn của đồng bào Khơme
Hàng năm, cứ vào ngày 15 tháng 10 âm lịch (tức là ngày 16 tháng 10
theo lịch Khơme); ở tất cả các địa phương có bà con Khơme làm ăn, sinh
sống, đều tổ chức lễ Ôk Ôm Bok (lễ đút cốm dẹp) - còn gọi là lễ Bon-
sâm peak preah (lễ cúng trăng).
Có thể hiểu ngày lễ Ôk Ôm Bok (hay lễ Bon-sâm peak preak) như một
ngày lễ mừng sản xuất trong năm qua và mở đầu cho sản xuất năm tới.
Vì theo các nhà thiên văn học Khơme, thì ngày 15 tháng 10 âm lịch là
ngày kết thúc một chu kỳ của mặt trăng xoay quanh trái đất; đồng thời
cũng là ngày mặt trăng bắt đầu chuyển sang một chu kỳ mới.
Vào thời điểm này, bà con Khơme thu hoạch hoa màu các loại, trong đó
có lúa nếp (được thu hoạch sớm nhất). Trong ngày lễ, cốm dẹp (được
làm từ lúa nếp) là đồ cúng quan trọng hàng đầu, nhất thiết phải có, bên
cạnh một số đồ cúng khác như khoai mì, khoai lang v.v... Trước ngày lễ,
ở từng hộ gia đình râm ran tiếng chày giã cốm cúng trăng, không khí
nhộn nhịp, đầm ấm. Những chàng trai, cô gái vừa giã cốm vừa hát đối
đáp rất vui.
Lễ cúng trăng bao giờ cũng được tổ chức vào ban đêm. Sau buổi lễ,
người nhiều tuổi nhất trong gia đình gọi các em nhỏ lại ngồi gần mình,
chắp tay hướng về mặt trăng, rồi lấy cốm dẹp và các đồ cúng khác - mỗi