mang xuống. Theo truyền thuyết, thì thuở xưa người Rắc Lây làm con
nuôi của Người. Do họ hiền lành, chân thật nên Người quý mến giao y
trang cho họ cất giữ. Và cứ đến Ka Tê thì đưa y trang về cho Người, hết
Ka Tê lại đưa về núi giữ gìn bảo quản. 12 giờ 30 đoàn người đi rước y
trang bắt đầu xuất phát. Đi đầu là các em trai, em gái, ăn mặc đẹp, xếp
thành 3 hàng khua vang chiêng trống. Tiếp theo là các cụ bô lão cao tuổi
nhất trong làng, mang cờ, võng lọng. Sau cùng là dân làng. Đi đến giữa
một trái đồi thì gặp đoàn người Rắc Lây mang y trang của Người cũng
vừa tới Hai bên gặp nhau, tay bắt mặt mừng rồi ngồi xuống giữa đường
làm lễ bàn giao. Người Chăm tiếp tục rước y trang cua Người về miếu,
người Rắc Lây cũng về dự lễ. Tiếng trống, kèn của hai dân tộc hòa quyện
với nhau tạo thành một hợp âm có sức lay động náo nức vô cùng.
Đến chiều, trên sân vận động Hữu Đức, người Chăm và cả người Kinh
các làng lân cận có đến hàng vạn dồn về dự hội... Từ tám hướng các vũ
nữ tiến vào sân, chào quan khách rồi tung lên không hàng ngàn quả bóng
rực rỡ sắc cầu vồng. Tiếp theo là những điệu múa cổ truyền dân tộc. Mỗi
vũ nữ xòe ra hai cái quạt như hai cánh bướm. Năm thiếu nữ có lối trang
phục đặc biệt hơn, múa giữa sân như năm bướm chị. Còn hàng trăm
"bướm em" múa lượn ở vòng ngoài, tạo thành một cái hoa khổng lồ
nhiều cánh. Cả sân vận động là một bông hoa, một rừng hoa là một cánh
đồng bướm. Những ''con bướm” uốn lượn nhịp nhàng, đôi cánh rập rờn
theo tiếng trống, tiếng nhạc. Người xem được thưởng thức những điệu
múa tuyệt vời và với một quy mô có lẽ là hiếm có…
Tối 6 tháng 10, các làng người Chăm và các xã có đông người Chăm
theo đạo Bà La Môn đều tổ chức múa hát vui chơi mừng Ka Tê cho đến
tận giao thừa. Ngày 7-10 (mùng 1 Tết) ở 3 điểm có miếu và tháp, từ
sáng, các thầy cả (thầy Kò Kè, chuyên lo việc cúng tế ở các làng Chăm)
cùng bà con mang hương hoa, bánh trái lên Miếu, Tháp cúng. Các thiếu
nữ, các đội văn nghệ người Chăm và đồng bào nhiều dân tộc đổ về đây
xem Hội.
Tết Ka Tê, Tết Nguyên Đán cũng như bao lễ hội của các dân tộc từ Bắc
chí Nam, từ rừng tới biển trên dải đất hình chữ S này đã làm phong phú