NẾP CŨ, HỘI HÈ ĐÌNH ĐÁM - Trang 252

… Hồi 4 giờ chiều Đức Cha mới ra công đường tiếp khách đại biểu các
địa phận. Sau khi các cha địa phận Phát Diệm và các địa phận khác
mừng Ngài xong, Ngài ra rạp dọn trước lầu chuông nhà thờ để các giáo
hữu tới bái yết.

Năm giờ hơn, tại nhà thờ chính có chầu thánh thể long trọng hát kính tạ
ơn Chúa...

Lễ hội Ka Tê của người Chăm Thuận Hải

Cứ mỗi độ Thu về là người Chăm theo đạo Bà La Môn ở Thuận Hải lại
tưng bừng đón Tết Ka Tê. Người Chăm ăn tết không đón mùa Xuân mà
lại đón mùa Thu. Ngày Tết Ka Tê 30 tháng 6 và 1 tháng 7, theo lịch
Chăm, trùng ngay vào 6 và 7 tháng 10 dương lịch (1991).

Cũng như Tết Nguyên Đán của người Kinh, đồng bào Chăm ăn Tết cũng
chu đáo lắm. Cũng thịt mỡ dưa hành, heo, gà, vịt, bánh tét, mứt, kẹo,
pháo. Có khác chăng, người Chăm có thêm món ăn thịt dê thì người
Kinh có mấy “món” chơi (cây nêu, câu đối, chơi hoa). Và nếu như người
Chăm (Bà La Môn) kiêng thịt bò thì người Kinh lại không ăn Tết bằng
thịt vịt.

Ở phía Bắc Thuận Hải, người Chăm ăn Tết vui nhất là ba điểm: Miếu Bà
ở Hữu Đức, thờ Đức Bà Rôi Nư Cành - Người mẹ của xứ sở Chăm.
Điểm thứ 2 ở tháp Pô Ka Lông Gia Rai (thường gọi là Tháp Chàm). Đây
chính là vua Pô Ka Lông Gia Rai. Điểm thứ 3 là Tháp ở Hậu Sanh, lăng
vua Pô Rô Mê.

Từ sáng, trên đường vào các làng Chăm, gặp hàng đoàn các bà, các chị,
đi chợ về, đội trên đầu những cái thúng đẹp, đựng đầy thực phẩm, hoa
trái vào từng nhà, cũng chính các bà, các chị tất bật làm bánh, nấm thịt,
chuẩn bị cho cỗ bàn.

Trưa 30-6 trên sân Miếu Bà, xuất hiện nhiều cờ quạt, trống chiêng, võng
lọng để chuẩn bị đi rước xiêm y của người Do, người Rắc Lây từ trên núi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.