Hằng năm Tự Nhiên Châu Xã mở hội vào ngày mồng Một tháng Tư âm
lịch với sự tham dự của cả ba thôn.
Thần tích
Trước khi nói tới hội làng, xin nói lại sơ qua sự tích Chử Đồng Tử mà
chúng tôi tin rằng bạn đọc ít nhiều cũng đã biết.
Sự tích này chúng tôi xin nhắc lại theo truyện Đầm nhất dạ trong Lĩnh
Nam Trích quái cùng với tài liệu ghi trong Nam Hải dị nhân của Phan Kế
Bính[2].
Vua Hùng Vương thứ ba có một người con gái nhan sắc rất xinh đẹp.
Tuy đã 18 tuổi nhưng Công chúa không muốn lấy chồng, chỉ thích ngao
du đây đó, chơi thăm các núi sông xem phong cảnh. Vua chiều con mặc
ý Công chúa muốn đi đâu cũng không cấm. Mỗi năm khoảng tháng Hai,
tháng Ba, Công chúa sửa soạn thuyền bè đi chơi theo sông biển, thường
chơi quên cả ngày về.
Thời ấy ở làng Chử Xá, có một người họ Chử, nhà rất nghèo là Chử Vị
Vân[3]. Vị Vân sinh được một người con trai tên là Chử Đồng Tử. Hai
cha con đều tính nết hiền lành. Đã nghèo, chẳng may họ Chử lại gặp nạn
cháy nhà, của cải hết sạch, hai cha con chỉ còn một chiếc khố vải, thay
đổi nhau, ai đi đâu thì đóng.
Đến khi bị bệnh gần chết, cha bảo con:
- Ta chết đi, con cử tang trần, còn cái khố để đấy mà dùng.
Cha chết con không nỡ chôn bố trần truồng, lấy khố quàng cho cha. Từ
đó, Chử Đồng Tử không quần áo, chịu lạnh đói, ngày ngày câu cá, thấy
thuyền buồm qua lại, đứng nửa mình dưới nước xin ăn.
Một hôm Tiên Dung đi chơi đến làng Chử Xá, thuyền bơi với tiếng
chiêng trống đàn sáo, cờ tàn rợp đất, lính tráng rất đông. Đồng Tử sợ hãi