còn kia, và cả trận sông Lô năm 1947, khi toàn dân kháng chiến đã khiến
gần ba nghìn quân Pháp vong thân trôi theo dòng nước!
Xin xem quyển thượng, Hội Chùa Thầy.
Cờ người
Gặp những năm dân làng làm ăn thịnh vượng, mùa màng được, nhân dịp
hội tháng Ba, dân làng tổ chức cờ người thay cho cờ bởi, cờ người cũng
chơi như cờ bởi chỉ khác quân cờ thay vì những biển cờ có khắc chữ, là
những nam nữ thanh niên mặc quần áo có thêu chữ mang tên những quân
cờ, chữ thêu ở trước ngực và ở sau lưng người đóng quân cờ. Cũng có
nơi, quân cờ mặc quần áo như thường, nhưng có thêm chiếc biển khắc
hoặc viết chữ theo bộ cờ, như vậy mỗi nước đi, nếu quân cờ di chuyển
phải mang theo chiếc biển của mình. Tại mỗi vị trí của bàn cờ đều có
một chiếc ghế để quân cờ ngồi.
Tại những xã lớn thịnh đạt, những nam nữ đóng quân cờ còn mang theo
khí giới, và khi quân bên nọ ăn quân bên kia, quân cờ ăn sẽ múa một thế
võ như hạ quân cờ bị ăn, y như trong một màn hát bội.
Trên đây là mấy cổ tục đặc biệt diễn ra hàng năm tại xã Bạch Hạc trong
những ngày hội. Ngoài những cổ tục trên, hội còn nhiều trò vui khác như
tổ tôm điếm, đáo đĩa v.v..., đã nhắc tới hoặc sẽ nhắc ở những bài khác,
nên ở đây không đề cập đến.
[1] Theo các cụ kể lại, gỗ Chò là một thứ gỗ quý thường được vua Thủy
Tề dâng nước lên rừng lấy. Năm nào bị lụt nước dâng cao, các cụ cho là
vua Thủy Tề lấy gỗ Chò. Gỗ Chò trôi ở dòng sông mà không ai vớt được.
Đôi khi, vua Thủy Tề dành cho làng nào cây gỗ để làm cột đình, cây gỗ
sẽ tạt vào làng ấy.
[2] Tôi đã được đích thân dự một cuộc thi này vào đầu năm 1940.
Những tài liệu nhắc lại đây một cách chính xác chúngtôi căn cứ theo
cuốn "Monographie de Vinh Yen" của ông Từ Bộ Thực nguyên Chánh án