Dân chúng được yên ổn trong ít bữa, cảnh đầu này cháy nhà, cảnh đầu
kia cháy nhà lại diễn ra, dân chúng ăn ngủ không yên, không còn lòng
nào sinh hoạt được. Sau cùng vài bô lão trong làng trù tính xin phép xây
miếu để an vị bốn vị anh hùng. Miễu xây xong, từ đó dân chúng yên ổn
làm ăn, những sự việc cũ không xảy ra nữa.
Mộ bốn vị anh hùng linh thiêng lấm, dân chúng tôn kính kêu là Mộ Bốn
Ông. Ai cầu xin điều gì cũng được. Đi ngang qua, không ai dám làm ồn
ào, nói cười đùa giỡn vô phép. Người ta còn thuật lại rằng, thậm chí ngay
trong Quận, nếu có vụ kiện thưa không biết gian ngay, chỉ cần đem ra
Mộ BỐN ÔNG để các đương sự làm lễ thề, lập tức kẻ gian bị trừng phạt
xây xẩm mặt mày, đành phải thú tội.
Trong khi có sự linh thiêng ấy, Mộ BỐN ÔNG vẫn chỉ là một ngôi mộ
hoang, cỏ dại mọc chùm cao ngất, không rào, không bệ, lại thêm bùn lầy
dơ bẩn. Dân chúng muốn sửa chữa làm hàng rào, xây bệ mộ, nhưng mọi
người đều sợ chính quyền Pháp, tuy có lòng cũng đành phải làm ngơ.
Chỉ trong vài ba năm đầu có người cháu của một trong bốn vị, đến tảo
mộ, nhưng qua mấy năm sau cũng không thấy tới nữa.
Có dư luận cho rằng, người này đã bị người Pháp bắt vì tội đến thăm mộ
những ''người phản loạn''.
Chính quyền địa phương đã đứng lên tổ chức xây lại mộ bốn ông thành
bốn mộ riêng biệt với bia mộ rào sắt và bên trong nấm mộ rất khang
trang. Mộ được gọi là LĂNG TỨ KIỆT, và ngày khánh thành lăng đã
được tổ chức trọng thể. Từ đó, để tỏ lòng tôn kính hơn, người dân không
dùng danh từ Mộ Bốn Ông, họ đã gọi theo danh từ mới: Lăng Tứ Kiệt.
Và danh từ Tứ Kiệt cũng đã được dùng để đặt tên đường, tên sân vận
động, tên trường học, tên hội trường ở Cai Lậy: là đại lộ Tứ Kiệt, hội
trường Tứ Kiệt, trường bán công Tứ Kiệt, sân vận động Tứ Kiệt...
Ngày hội
Mỗi năm vào các ngày 15 và 16 tháng Tám âm lịch, dân chúng có tổ
chức lễ cúng bốn vị anh hùng ở lăng Tứ Kiệt. Trong hai ngày này có