Có người dân Cai Lậy bảo rằng, nơi đình Bang Lãnh thờ ông Huỳnh Tấn
Chiêu.
Ông Huỳnh Tấn Chiêu là ai?
Cai Lậy xưa kia là một vùng hoang vu, cỏ cây sầm uất với bùn lầy hào
vũng. Sông Tiền Giang có vàm sông chảy thông lưu ngang qua chợ đến
gần Đồng Tháp Mười mang danh sông Ba Rài, có nhiều rạch: Rạch Ông
Toan, Rạch Bà Ụt, Rạch Nàng Gồng, Rạch Ông Hiệu. Khỏi chợ có rạch
Xoa Rài, Rạch Cà Mau, Rạch Nàng Chưng, Rạch Tràm, Rạch Trát tiếp
liền với kinh Ba Bèo.
Về hướng Đông Nam Cai Lậy, có đồn lũy, các Giồng Tha La, Giồng Mồ
Côi, Giồng Bà Trà, Giồng Cây Quéo[1].
Trên đây là tình hình Cai Lậy thuở xưa, khi nơi đây mới chỉ có toàn dân
Miên lập nghiệp làm ăn với ngôi chợ được dựng lên. Ta đừng lấy làm
ngạc nhiên nếu những tên rạch và giồng mang âm thanh tiếng Khờme.
Chính Cai Lậy cũng do Miên ngữ mà ra, và khởi thủy là hai chữ Cai Lễ.
Khi người Việt Nam tới Cai Lậy làm ăn, người Miên họ tự ý rời bỏ nơi
này di cư xuống miền Bạc Liêu, Cà Mau. Họ đi khỏi, với số dân Việt
Nam ít ỏi, Cai Lậy như hoang vắng. Lúc ấy có ông HUỲNH TẤN
CHIÊU đứng lên khai khẩn, biến nơi hoang phế này thành ruộng, thành
vườn, sửa lại chợ Cai Lễ, cho người Hoa kiều mướn đất làm nhà, dần
dần nơi đất hoang vu này biến thành một nơi dân cư đông đúc, và danh
từ Cai Lễ cũng biến đổi thành Cai Lậy.
Hồi đó quân Pháp tiến đánh Nam Việt. Dân chúng bỏ chạy khi chúng
tiến đến Cai Lậy, ông Huỳnh Tấn Chiêu bỏ hết nhà cửa ruộng vườn đi
theo các quan chức triều đình. Ông không trở về sợ quân Pháp sát hại,
đành bỏ hết sản nghiệp đã tạo nên, sản nghiệp này sau được nhập làm
công sản xã Thanh Hòa ngày nay.
Vì nhớ công khai thác tạo thành Cai Lậy sầm uất, dân chúng, do các
Hương chức đứng lên xin trích ra một số tiền và những hoa lợi trong