Có thể nói được rằng, về mặt nào Lê Hoan đã thực hiện được ý muốn
của mình, nhưng trong cái đẹp đẽ đối với y, y cũng lại phải gánh nhận
một phần rất không đẹp, và y đã trở nên một trò cười của người đời.
Y đã vụng tính trong nước cờ cao. Ấy là việc mời cụ Tam Nguyên Yên
Đổ về làm Chủ khảo cuộc thi thơ. Y quên rằng cụ Yên Đổ là một nhà ái
quốc, cụ ghét thậm tệ những người bán rẻ giang sơn dân tộc để cầu ân
huệ của lũ quan thầy áo ngắn[2]. Cụ lại là một nhà thơ lão luyện trong lối
mượn cảnh cười đời.
Khi Lê Hoan dùng trọng lễ để mời cụ, cụ đã thấy những mưu vọng thầm
kín của y. Do đó, nhân cuộc thi lấy truyện Kiều làm đề tài, cụ đã sáng tác
một bài Tổng vịnh truyện Kiều gọi là đề đóng góp thêm vào cho cuộc
Thi Thơ thêm hào hứng trong buổi bình thơ trúng giải, nhưng trong thâm
tâm cụ muốn mượn bài thơ để mắng khéo Lê Hoan.
Cụ đã mượn nhân vật trong truyện Kiều để soi mói tới gốc gác bán tơ
của Lê Hoan, (nguyên Lê Hoan trước đây là một tên buôn tơ lụa), và nói
rõ cuộc thi thơ của Lê Hoan chỉ là một trò hề bịp đời, giống như mụ Tú
Bà đã mượn màu son phấn đề đánh lừa con đen. Trong bài thơ cụ lại
nhắc tới việc nàng Kiều bán mình để cho mọi người thấy Lê Hoan chỉ là
một tên tham nhũng.
Và bài thơ Tổng vịnh truyện Kiều của cụ đã trở thành một giai thoại văn
chương được mệnh danh là giai thoại Lê Hoan.
Sau đây là bài thơ bất hủ ấy:
Thằng bán tơ kia giở giói ra,
Lôi thôi đến cả cụ Viên già.
Bấm lưng phải có ba trăm lạng,
Nhắm mắt thôi liều một chiếc thoa.
Rước khách mượn màu son phấn mụ,