NẾP CŨ, HỘI HÈ ĐÌNH ĐÁM - Trang 401

công với Pháp.

Giữ chức vụ cao, Lê Hoan vẫn có mặc cảm bị đồng bào khinh rẻ và giới
trí thức coi thường.

Để nâng uy tín riêng và để tỏ ra là con người hào hoa phong nhã, mùa
xuân năm Ất Tỵ (1905), Lê Hoan loan báo mở một cuộc thi thơ với mục
đích chấn hưng nên văn học đã bị suy đồi vì ly loạn.

Lê Hoan đã phí tổn không biết bao nhiêu tâm cơ để tổ chức cuộc thi này.
Sợ văn nhân thi sĩ không thèm hưởng ứng, Lê Hoan đã có công mời
những danh sĩ đương thời là Nguyễn Khuyến và Dương Lâm làm chánh
phó chủ khảo. Đề thi là Thanh Tâm tài nhân lục hay là truyện Kim Vân
Kiều, một tác phẩm giá trị bậc nhất trên thi đàn. Về bài dự thi có thể làm
bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm. Về điểm này Lê Hoan rất gian hùng. Y
biết các nho sĩ đều thích làm thơ, thích nghe thơ, nhưng ít ai đã giỏi về
cả hai mặt thơ Nôm và thơ Hán, bởi vậy có thể làm bằng Nôm hoặc Hán
để thí sinh được tự do thi thố sở trường của mình, do đó cuộc thi thơ
đông người dự.

Lễ trao giải thưởng và bình thơ trúng giải sẽ được tổ chức và một dạ hội
hoa đăng tại một thắng cảnh nổi tiếng tỉnh Hưng Yên là Bán Nguyệt Hồ,
nơi đây thật là nơi hội ngộ lý tưởng của những tao nhân mặc khách.

Lê Hoan lại ngầm sai người mang lễ vật thật trọng hậu để mời cho được
những danh sĩ tỉnh Hừng Yên về dự hội. Nhờ sự khẩn khoản này, nhiều
bậc đại nho, nhiều nhà khoa bảng ghi danh dự thí.

Cuộc thi thơ đã có kết quả, và dạ hội hoa đăng tại Bán Nguyệt Hồ đã
tưng bừng với những cuộc ngâm thơ và phát giải. Giải nhất thơ chữ Hán
về tay Cử nhân Chu Thập Hy, giải nhất thơ chữ Nôm về tay Tiến sĩ Chu
Mạnh Trinh.

Cuộc thi thơ cũng đã hoàn toàn thành công đúng theo danh nghĩa một
cuộc đua tài chân chính, và công bằng mà nói, việc làm của Lê Hoan
cũng đáng khen tuy y có hậu ý.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.