hò reo inh ỏi, làm náo động cả một vùng, khiến cho những con chim
Cuốc lủi trong bụi rậm phải kinh hoàng bay chạy tứ tung, tìm nơi ẩn
lánh, sa vào đám đông liền bị bắt sống.
''Ai bắt được chim đem nộp làng lấy thưởng, do các chủ điền treo giải''.
Làng Trà Xuyên, huyện Võ Giàng tỉnh Bắc Ninh cũng có tục bắt chim
cuốc. Làng này mở hội vào ngày mồng tám tháng Giêng. Hội có những
trò vui chung của tỉnh Bắc Ninh như hát quan họ, đánh đu đôi, đáo đĩa
v.v...
Về cuộc bắt Cuốc, làng này cả trai gái già trẻ đều tham dự.
Sáng ngày mồng tám, dân làng họp cả ở sân đình. Một vị kỳ mục gióng
lên ba tiếng cồng. Thế là mọi người đua nhau đi tìm Cuốc để bắt.
Tưởng cần nới thêm: Cuốc tuy là loại chim biết bay nhưng lại thích lủi
trong bờ bụi rậm, nhất là trong những ruộng lúa, ở những nơi đây yên
lặng thích hợp với chúng để kiếm ăn.
Trong lúc dân làng đi bắt Cuốc, chiêng trống nổi theo tiếng hò reo. Trước
sự ầm ĩ này, Cuốc đang lủi trốn bay ra thế là mạnh ai xông vào bắt.
Sau khi bắt Cuốc xong, tất cả số Cuốc bắt được đều đem đến đình làng
làm thịt cúng thần, xong ra dân làng cùng hưởng.
Bắt lợn
Xã Tích Sơn, phủ Hưng Hóa, tỉnh Phú Thọ (Vĩnh Phú) cũng có tục dân
làng hợp quần để cùng đuổi bắt tập thể một con vật trong ngày hội làng.
Chúng tôi không nhớ rõ, hội xã này mở vào ngày nào, nhưng trong ngày
hội dân làng thả vào một khu rừng một con heo. Con heo này, dân làng
cử người nuôi từ năm trước, tương tự như những xã có tục thi heo hoặc
chém lợn.
Con heo thả ra, dân làng theo hiệu lệnh của làng xô nhau tìm bắt.