Bạn đọc đừng cười, trong đời sống nông nghiệp, phân rất cần. Xưa kia
không có phân hóa học, ta chỉ dùng phân chuồng và phân đồng, phân
chuồng là phân loài vật nuôi ở trong chuồng, còn phân đồng là phân
người, phân loài vật những người gắp phân đi nhặt nhạnh ở ngoài đồng.
Ta có câu:
Nhất nước, nhì phân,
Tam cần, tứ giống.
Qua câu trên, ta thấy phân rất cần cho nhà nông.
Dân quanh vùng Vĩnh Yên thường có tiếng lóng để chỉ phân người là
thành ngữ Bánh dày Đồng Vệ. Bảo ai ăn Bánh dày Đồng Vệ tức là mắng
kẻ đó.
Làng Vũ Bị, tỉnh Hà Nam (Hà Nam Ninh) cũng có tục cúng chuối bóc
rồi, làng này cũng thờ thần gắp phân như làng Thổ Tang.
Ngoài ra cũng có nhiều làng khác tại miền Bắc Việt thờ những vị thần
lúc sống đã hành nghề gắp phân. Đi gắp phân thực ra không bị dân quê
Việt Nam coi là xấu, và đây không phải là một nghề hạ tiện. Nhiều làng
con gái muốn lấy chồng phải đi gắp phân một thời gian.
Làng Nghiêm Xá, huyện Quế Dương, tỉnh Bắc Ninh trước đây con gái
thường đi gắp phân, cũng như các làng Dương Ổ, làng Hà, huyện Võ
Giàng cùng tỉnh.
Cúng kẹo lạc
Làng Cổ Nhuế, tục gọi là Kẻ Noi, tỉnh Hà Đông (Hà Nội) cũng thờ một
ông thần lúc sống đi gắp phân. Làng này hàng năm cũng mở hội vào
tháng Giêng, và trong khi cúng thần, dân làng cũng nhắc nhở tới nghề
sinh tiền của thần linh: sửa lễ cúng thần, ngoài các đồ lễ khác bao giờ
cũng có một gơ kẹo lạc làm bằng mật và lạc, kẹo này phải làm sao cho