Đền thờ Mã Viện
Nói đến công ơn Hai Bà Trưng, không bao giờ chúng ta quên nỗi hận thù
đối với Mã Viện. Người Hán ghi công Mã Viện vì hắn đã đem quân đánh
dẹp được Trưng Vương để tái lập nền đô hộ trên đất nước ta, họ ghi công
ca tụng, nhưng người Việt chúng ta, chúng ta chỉ nhớ đến Mã Viện là
một kẻ xâm lăng. Trong một bài thơ về Mã Viện, Hải Nam Đoàn Như
Khê đã kết luận:
Mặc kẻ ghi công ta chép oán,
Công riêng ai đó, oán ta chung!
Chúng ta oán Mã Viện là oán con người Mã Viện trong tước Phục Ba
tướng quân đã đem quân cướp nước chúng ta, nhưng không vì thế chúng
ta chê Mã Viện. Dù sao Mã Viện cũng là một tôi trung của Hán Triều,
chỉ biết mệnh vua, chẳng quản khó nhọc, để từ miền Bắc sang chinh
phục phương Nam.
Có lẽ vì thấy Mã Viện không những là một bầy tôi trung lại có đảm lược,
nên dân ta đối phó với họ Mã đã có một sự quảng đại không một dân tộc
nào có thể có được. Tổ tiên chúng ta đã bao dung cả sự thờ phụng Mã
Viện ở ngay giữa Kinh đô của nước nhà trước đây là Hà Nội.
Thực vậy, trước đây ở phố Hàng Buồm Hà Nội có đền thờ Bạch Mã
Thần. Đền này chính là đền thờ Mã Viện do người Trưng Hoa lập nên.
Cùng thờ với Mã Viện, ở nơi đây người Trung Hoa còn thờ cả Thành
hoàng phường Hà Khâu, huyện Thọ Xương tức là Hà Nội ngày nay. Đây
cũng chỉ là một mánh khóe của họ để lôi kéo người Việt cùng vào lễ tại
đền này, người Việt lễ Thành hoàng Hà Nội, còn họ lễ cả Thành hoàng
lẫn Mã Viện. Mặc dầu vậy, người Việt cũng chỉ lác đác có đôi người tới
lễ, còn người Trung Hoa quanh năm hương khói tới lễ đông lắm.
Đáng chú ý là tại đền có một bức hoành phi của Đốc Biện quân vụ
Quảng Tây Phùng Tử Tài cúng vào năm Đồng Trị thứ 8 tức là năm 1869