Trong ngày hội có nhiều trò vui cổ truyền như đánh cờ, đánh đu, đáo đĩa
v.v... nhưng quan trọng hơn cả là đám rước tập trận.
Để cử hành đám rước này dân làng phải kén 150 thanh niên và 150 thiếu
nữ để đóng làm quân Hai Bà Trưng. Nam thì áo dài đen quần trắng thắt
lưng đỏ bó que, nghĩa là thắt ra ngoài áo dài đen, buộc múi sang bên
cạnh sườn, nữ thì áo dài màu nâu, sống màu đen, áo dài tứ thân, hai vạt
thắt ra đằng sau[4].
Những thanh niên thiếu nữ này phải luyện tập trước. Hôm rước họ sẵn
sàng để hiểu biết tuân theo hiệu lệnh của người chỉ huy, chịu trách nhiệm
về toàn thể buổi rước.
Đám rước bắt đầu từ đình, đi vòng dưới chân đê sông Hồng Hà, nghỉ ở
bờ sông, rước kiệu xuống sông lấy nước rồi lại quay về đình. Đám rước
không đi vòng lên đê, vì bờ đê cao hơn mặt đình, quân sĩ leo lên bờ đê sẽ
mất vẻ tôn kính đối với Hai Bà xưa nay vẫn được thờ ở đình.
Trong lúc đi rước đám quân nam, nữ hò reo và hát lên những bài hát,
trong số đó có bài sau đây, theo ông Trịnh Đình Rư là một khúc hát có từ
đời Hai Bà đặt ra để quân lính hát khi đồn trú trên núi.
Ta lên núi,
Ta lên núi,
Đuổi đàn hươu,
Đuổi đàn hươu,
Chị em năm ba mặt cũng rầu rầu.
Ta lên núi,
Ta lên núi
Đuổi đàn nai