NẾP CŨ, HỘI HÈ ĐÌNH ĐÁM - Trang 44

Trong khi cúng tế Hai Bà, dân xã Hát Môn không quên bà hàng nước.
Họ cũng dâng bánh cúng bà. Đền bà dưới gốc cây đa ở ngay cửa đền Hai
Bà.

Tục ăn bánh trôi ở xã Hát Môn

Dân Việt Nam ta thường trong mấy ngày sóc vọng về tháng Ba âm lịch
có tục cúng bánh trôi bánh chay, gọi là trôi nước. Cúng vào tháng Ba,
nhưng thường bánh trôi xuất hiện ngay từ giữa tháng Hai.

Dân làng Hát Môn không bao giờ và không ai dùng bánh trôi trước ngày
mồng 6 tháng Ba.

Ngày hôm đó, trong khi ở đền cúng Hai Bà, tại các tư gia người ta cũng
làm bánh trôi để cúng tổ tiên, và chỉ sau những cuộc cúng lễ này, người
ta mới ăn bánh trôi.

Món bánh này, đối với dân làng Hát là một thứ bánh Thánh, Thánh
hưởng thụ rồi người dân mới ăn. Nếu chưa đến ngày mồng 6 tháng Ba,
người dân Hát Môn dù có đi đâu, được bạn bè mời ăn bánh trôi cũng
không bao giờ họ ăn. Đây là do lòng thành kính họ đối với Hai Bà, chưa
đến ngày giỗ Hai Bà, Hai Bà chưa hưởng, họ chưa ăn. Và họ cũng muốn
nhớ lại cử chỉ cao đẹp của Bà hàng bánh trôi, dù nghèo khổ cũng dâng
bánh lên Hai Bà, trước khi Hai Bà xuất trận.

Ngày mồng 4 tháng 9

Đây là ngày Hai Bà khao quân khi vừa rút quân ở Tây Hồ về. Trong
ngày này dân làng kéo cờ Đại, giết trâu, dê, bò, lợn để tế Hai Bà.

Trong ngày hội này có lễ trình diện con trâu do các ông Quan viên chọn
mua để tế Hai Bà. Con trâu này không phải chỉ béo tốt là đủ, tục lệ nơi
đây cần đến tướng trâu. Con trâu mang trình diện phải có quý tướng,
nghĩa là theo kinh nghiệm phải lưng cầu, đầu quạ, dạ bình vôi, mắt ốc
nhồi. Chọn được con trâu trúng cách, dân làng sẽ làm ăn phát đạt. Con

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.