NẾP CŨ, HỘI HÈ ĐÌNH ĐÁM - Trang 43

Cơ quân gặp bước không may,

Than ôi! Sông Hát, nước nay là mồ!

Mảnh gương tiết nghiã chưa mờ,

Muôn thu giọt nước Tây Hồ vẫn trong!

Theo thần tích trên, Hai Bà đã thua quân tự trẫm mình vào ngày mồng 6
tháng Ba, không phải ngày mồng 6 tháng Hai như sự tích ghi trong sử,
chép theo thần tích xã Đồng Nhân.

Những ngày lễ tại Miếu Hát

Dân xã Hát Môn không phải chỉ làm lễ kỷ niệm một ngày mồng 6 tháng
Ba, ngày Hai Bà tuẫn quốc, nhưng họ đã làm lễ kỷ niệm một năm ba lần
theo ba giai đoạn hành quân của Hai Bà.

Ngày mồng 6 tháng ba

Ngày Hai Bà tuẫn quốc, ngày hôm nay dân làng làm bánh trôi để dâng
lên Hai Bà, kỷ niệm ngày Hai Bà từ giã nhưng cũng là kỷ niệm ngày Hai
Bà ra quân trận sau cùng, và nhắc lại lòng thành kính của người dân đối
với Hai Bà ngay từ lúc sống: một bà hàng bánh trôi đã dâng bánh trôi lên
Hai Bà!

Theo dân làng Hát Môn, sự tích bánh trôi của Việt Nam khác hẳn sự tích
bánh trôi của người Tàu làm để kỷ niệm Giới Tử Thôi trong ngày Hàn
thực.

Bánh trôi Việt Nam dựa theo sự tích trăm trứng nở ra trăm con của bà Âu
Cơ. Bởi dựa theo sự tích này nên dân xã Hát Môn nặn bánh trôi theo
hình quả trứng. Để dâng Hai Bà bánh được nặn đúng 100 viên rất nhỏ và
sau khi tế thân xong dân làng đem 49 viên đặt vào lòng một bông hoa
sen thả ra sông Hát để trôi ra biển, người ta nhìn những viên bánh trôi
trôi đi…[3]

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.