Một trận lừng danh gái Lạc Hồng.
Miếu Hát bên sông còn dấu tích,
Lĩnh Nam cân quốc nữ anh hùng.
Đền xã Hát Môn
Hai Bà là anh hùng dân tộc, việc thờ phụng Hai Bà không phải chỉ riêng
ở làng Đồng Nhân, ở nhiều nơi khác cũng có đền thờ.
Xã Hát Môn huyện Phúc Thọ tỉnh Sơn Tây (Hà Tây), nơi Hai Bà trẫm
mình, ngay bên bờ sông Hát Giang cũng có đền thờ tục gọi là miếu Hát.
Vị trí địa dư và thần tích theo dân xã Hát Môn
Muốn tới miếu Hát, từ Hà Nội phải đi theo quốc lộ Hà Nội, Sơn Tây cho
tới cây số 26 rẽ sang tay phải, đi vào con đê một quãng. Xã Hát Môn
nằm ngay ven đê.
Xã này là một vị trí chiến lược quan trọng, xưa kia Hai Bà muốn dùng để
quyết định thắng bại sau cùng với quân Mã Viện.
Hát Môn ở ngay cửa sông Đáy, một phụ lưu sông Hồng Hà, và ở quãng
này mang tên là sông Hát. Nơi này vừa cách xa nơi đóng quân của Mã
Viện ở Tây Hồ và cũng cách xa Mê Linh nay thuộc Phúc Yên nơi đóng
đô của Hai Bà. Mê Linh, cách Hát Môn hơn 7 dặm, vào khoảng 30 cây
số ngày nay, do Trưng mẫu là bà Man Thiện đóng quân giữ thành. Lúc
đó đạo tiền quân của Hai Bà đóng ở Lạng Sơn dưới quyền chỉ huy của bà
Thánh Vẽ và bà Phùng Thị Chính, mắc mưu quân giặc đã bị thua ở Bắc
Giang Hà Bắc. Hai Bà có một căn cứ thủy quân ở Tây Hồ, nhưng lúc
này, sau trận thua quân ở Bắc Giang căn cứ này không còn là hậu cứ yểm
trợ cho đạo tiền quân ở Lạng Sơn và đạo tiền quân ở Bạch Đằng nữa,
đạo quân ở Bạch Đằng do bà Lê Chân điều khiển. Hai Bà rút quân về
sông Hát, giao quyền chỉ huy đạo quân Tây Hồ cho bà Cao Nhự. Ở Hát
Môn, Hai Bà chuẩn bị phòng tuyến thứ nhì chờ ngày chạm địch. Lúc đó