Sau khi mất, chân thân Hai Bà hóa thành hai pho tượng đá, hiền linh ở
phần sông Nhị.
Năm Đại Định thứ ba (1142) vua Lý Anh Tôn sai lập đền ở bãi Đồng
Nhân, huyện Thanh Trì để thờ Hai Bà rất linh ứng. Các triều đại đều có
sắc phong.
Hoàng triều ta rất hưng thịnh về mặt điển lễ, đã sắc phong rồi.
Năm trước, chỗ đền cũ hư hỏng vì nỗi sông lở, cát bay đã được chỉ dụ
nhà vua cho dời vào xóm Hướng Viên, huyện Thọ Xương để dân xã tắc
thờ phụng.
Nghìn thu hương lửa, dằng dặc với trời đất không cùng.
Nay nhân sửa đền lại, tôi xin kính thuật sự tích Hai Bà để khắc vào bia
đá truyền lâu dài.
Ngoài bài văn bia này ở trước cửa đền, vào đến trong đền, ta còn thấy để
ngay trên vách trước bàn thờ một bài thơ nôm của cụ Cúc Hương Hoàng
Thúc Hối:
Ngựa Gióng đã lên không,[1]
Rừng Thanh voi chửa lồng.[2]
Nẩy chồi hoa nụ Lạc,
Mở mặt nước non Hồng.
Trăng tỏ gương hồ Bạc.
Mây tan dấu cột Đồng.
Nén hương lòng cố quốc.
Xin khấn một lời chung.