Vế câu đối đã mất chắc ý nghĩa nói đến sự nghiệp nghìn thu của Hai Bà.
Rồi từ cổng đi vào, khách phải nhận thấy một tấm bia đặt trên lưng con
rùa đá cổ kính. Bài văn bia do cụ Dương Duy Thành, người làng Phú
Thị, phủ Khoái Châu tỉnh Hưng Yên (Hải Hưng) cung soạn khi cụ làm
Đốc học Hà Nội.
Ông Hoa Bằng đã dịch bản văn bia đó như sau:
Trong vòng vũ trụ, sự nghiệp lạ, phần nhiều ra từ những tay đại trượng
phu. Kể phận gái mà làm nên sự nghiệp lạ chẳng cũng là bậc nữ trượng
phu ư? Thế lại càng đáng ghi chép lắm?
Nhớ Hai Bà Trưng: người Châu Phong, cha làm Lạc tướng, tổ là Hùng
Vương. Kể dòng dõi đã không phải là hạng tầm thường ví được. Huống
chi Hai Bà đem tấm thân ngọc trắng giá trong, ôm cái chí cung dâu tên
cỏ, thì hoài bão ấy lại không phải vừa. Thủ đoạn làm việc lớn lao chẳng
ở đây thì ở đâu nữa!
Kể từ khi nước Văn Lang nửa vời sụp đổ, bờ cõi mất về Thục, Triệu và
Lưỡng Hán (Tây Hán và Đông Hán) đã đến vài trăm năm.
Thêm nỗi ngọn lửa bạo ngược của Tô Định lại lưng trời ngùn ngụt bốc.
Hai Bà, vợ vì chồng, em vì chị, phừng phừng nổi giận, cùng dấy nghĩa
binh, ném trâm thoa mà mặc nhung phục, nhãng gương lược mà cầm can
qua, không đầy vài tháng trời đã lược định đoạt năm mươi sáu thành ở
ngoài Ngũ Lĩnh, dựng nước, xưng vương, đóng đô ở Mê Linh: Chẳng
phải sự nghiệp lạ là gì đấy!
Đến như Hai Bà phải lưu giữ ở Cẩm Khê, rồi tuẫn tiết ở Hát Giang!
Cũng là bởi trời chi há nên bình luận anh hùng thành hay bại.
Nhưng xét đến gan dạ kia, mưu lược kia và tiết tháo kia thì Hai Bà thật
không thẹn là dòng dõi thần minh vậy.