là ngày mồng 4 tháng 9 âm lịch, năm 39 tây lịch. Tại đây Hai Bà cho giết
trâu mổ bò khao quân để khích lệ 7 vạn tân binh do bà Man Thiện mới
tuyển mộ. Kế hoạch được bố trí, ngày 24 tháng Chạp năm đó, đội quân
của bà Cao Nhự đóng ở Tây Hồ, trá bại rút về Mê Linh. Quân Mã Viện
đuổi theo nhưng tới cửa sông Hát chúng bị Hai Bà đổ quân ra đánh, và
cùng lúc bà Cao Nhự cũng quay lại phản công.
Lưỡng đầu thụ địch, quân Mã Viện đại bại phải lui về Tây Hồ cố thủ để
chờ Lưu Long mang thêm 50.000 quân từ sông Hồng Hà kéo lên mới lại
dám tiến đánh vị trí đóng quân của Hai Bà.
Trong trận này, lúc đầu Hai Bà có thắng, nhưng sau vào ngày mồng 6
tháng Ba năm 43, quân Mã Viện kéo tới đông, Hai Bà chống không lại
phải gieo mình xuống sông Hát để đền nợ nước. Trận này Mã Viện tuy
thắng nhưng cũng bị hao binh tổn tướng.
Thắng quân Hai Bà, Mã Viện tự cho mình là anh hùng, hắn đã ăn cắp
chiếc trống đồng Ngọc Lũ của nước Nam, tự đúc tượng mình, một tay
cầm gươm, một tay nắm tóc Bà Trưng để tại Liễu Châu khoe công trạng
mình. Hắn quên mất rằng, hắn suýt chết dưới lưỡi gươm của Hai Bà đã
phải lui quân về Tây Hồ để chờ quân cứu viện.
Sự tích trên, cho tới trước năm 1945, người dân nào ở xã Hát Môn cũng
nhớ, họ nhớ như câu chuyện mới xảy ra hôm qua. Họ còn nhắc lại cả
chuyện bà hàng bán bánh trôi đã dâng bánh Hai Bà xơi trước cửa dinh,
khi Hai Bà xuất trận lần sau cùng. Và tại miếu Hát, có thêm cả đền thờ
bà hàng bánh trôi, dưới gốc một cây đa cổ thụ.
Giặc đến nhà đàn bà phải đánh, người dân Hát Môn không quên lịch sử
oanh liệt của làng mình đã là nơi dụng binh của hai vị nữ anh hùng dân
tộc, và họ truyền tụng nhau thi ca về sự tích Hai Bà:
Tay tiên phất ngọn cờ đào,
Sáu mươi thành quách thu vào một tay.