NẾP CŨ, HỘI HÈ ĐÌNH ĐÁM - Trang 56

Đền không cao mấy, cột trong đền sơn son thiếp vàng.

Trong hậu cung có tượng nhà vua. Tượng nhà vua ở giữa, bên phải có
tượng ông chú, bên trái là tượng hai Hoàng tử. Từ đời vua Gia Long về
trước theo lời các cụ truyền lại, xưa có cả tượng Đỗ Thích, kẻ đã ám sát
nhà vua. Tượng này hàng năm đến ngày hội bị mang ra cửa đền chịu sự
đánh đập. Tục lệ không mấy đẹp này đã được bãi bỏ bởi vua Gia Long
và tượng Đỗ Thích cũng đã được đem đốt đi.

Trước đền vua Đinh có ngọn Mã An Sơn, cao độ 200 thước, trên có lăng
vua Đinh, đường lên lăng khúc khuỷu và dốc chênh vênh rất khó đi.

Ngoài đền thờ nhà vua còn có đền thờ Thục Tiết công chúa cơn gái nhà
vua.

Lịch sử thần tích

Lịch sử vua Đinh Tiên Hoàng có lẽ người Việt Nam ai cũng phải biết với
các cuộc cờ lau tập trận, với sự bình định Thập nhị sứ quân. Tất cả các
tập sách lịch sử Việt Nam đều có nhắc tới, nhiều văn thơ đã được sáng
tác đề ca tụng nhà vua cũng như đế đô Hoa Lư của người. Ở đây chúng
tôi chỉ xin nhắc sơ qua lại.

Năm 945, Dương Tam Kha chiếm ngôi nhà Ngô, trong nước bắt đầu có
loạn; thổ hào các nơi nổi lên, mỗi người chiếm cứ một phương tự xưng
là sứ quân. Tất cả có 12 sứ quân, con vua Ngô Quyền cũng chỉ còn uy
quyền của một sứ quân, đóng ở Bình Kiều.

Lúc bấy giờ có ông Đinh Bộ Lĩnh, người động Hoa Lư con ông Đinh
Công Trứ, đã dẹp được hết 12 sứ quân và thống nhất giang sơn về một
mối.

Đinh Bộ Lĩnh mồ côi cha từ thuở nhỏ, ở với mẹ nơi quê nhà, đi chăn trâu
cho chú. Ngay từ nhỏ, ông đã tỏ ra gan dạ anh hùng, thường bắt trẻ chăn
trâu khoanh tay làm kiệu cho ngồi để chúng rước, cùng chúng lấy bông
lau làm cờ, tập trận đánh nhau. Ông can đảm, lũ trẻ đứa này cũng sợ, tôn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.