Chính vì sự trách nhiệm này nên ngày hội đã được sửa soạn cẩn trọng
lắm.
Quân tướng diễn trận
Hàng giáp phải cử lấy những người giữ các vai quan trọng trong cuộc
diễn lại trận diệt giặc Ân. Những người này là các ông Hiệu, hiệu Cờ
trông nom cờ lệnh, hiệu Chiêng điều khiển chiêng, hiệu Trống điều khiển
trống. Ngoài ba ông Hiệu trên, còn một ông Hiệu Trung quân để phối
hợp điều hoà sự tiến quân và hai ông Hiệu Tiểu Cổ để đi tiên phong thám
thính quân giặc, do hai xã Đổng Viên và Đổng Xuyên cắt cử.
Tất cả các ông Hiệu đều tượng trưng các tướng chỉ huy quân đội của
nước Văn Lang; trong các đám rước cũng như trong buổi diễn trận các
ông đều có hai lọng che, trừ ông Hiệu Trung quân được đi bốn lọng vì cờ
lệnh chính là linh hồn của cuộc điều binh khiển tướng.
Các ông Hiệu đều phải kén trong đám thanh niên từ 12 đến 26 tuổi. Có
thể là những chàng trai đã lập gia đình rồi nhưng phải chay tịnh trong
suốt thời gian sửa soạn cho đến hết ngày hội.
Đó là các tướng!
Có tướng thì phải có quân;
Quân được chọn trong dân đinh bốn xã từ 18 đến 36 tuổi họp thành 10
cơ, mỗi cơ gồm một cơ trưởng và 15 cơ binh.
Cơ trưởng và cơ binh đều ăn mặc giống nhau trong ngày hội.
Y phục gồm một chiếc khố đen thắt ngang bụng. Họ đeo bên sườn trái
một chiếc túi bằng vải cũng màu đen, hình lưỡi liềm có điểm hoa. Dây
đeo túi màu hoa cà vắt quàng qua vai phải. Họ ở trần hoặc phủ một khăn
quàng chéo từ vai trái xuống sườn bên phải. Mỗi người đều cầm trong
tay một chiếc quạt và đội một chiếc mũ tế màu đen có dát mặt gương
óng ánh. Mũ cơ trưởng cũng giống mũ cơ binh, nhưng cơ trưởng được