NẾP CŨ - LÀNG XÓM VIỆT NAM - Trang 11

9

Diện hình và Tổ chức

cổng đầu làng, đi vào trong làng, rồi dần dần đi suốt làng cho
tới cổng cuối làng. cổng cuối làng cũng chẳng khác gì cổng đầu
làng, nếu không có những chữ đại tự ghi trên cổng, không giống
những chữ đại tự ở cổng đầu làng cũng như đôi câu đối hai bên
thành cổng mà nội dung khác hẳn đôi câu đối ở cổng đầu làng.

Đến đây con đường lại chui qua cổng cuối làng để ra đồng

ruộng, bỏ mặc hai rặng tre, hai bên cổng, của lũy tre làng ngơ
ngác.

con đường đi như dường luyến tiếc làng tôi uốn éo qua mấy

bờ ao, mấy bờ ruộng cho tới mãi xa xa mới chịu ẩn mình dưới
những ruộng mạ con gái xanh mơn mởn ở hai bên.

con đường làng này, không phải nó đã đi thẳng một mạch

từ đầu làng tới cuối làng đâu. Vào trong làng nó đã tách ra làm
năm bảy nhánh đi vào năm bảy xóm lượn qua những bờ ao vườn
chuối để đi đến tận từng nhà.

có một nhánh đường đi thẳng một mạch từ con đường chính

tới cửa đình làng, rồi đi men đình để vào một xóm mé trong.
Lại có một nhánh, sau khi tách rời khỏi con đường chính, đi
ngay vào chiếc giếng giữa làng có lẽ để thăm ngó các cô gái
làng kín nước và để nghe các cô nói chuyện bông đùa với nhau,
gán cho nhau những anh trai làng xem chừng có ý ngấp nghé
các cô! Tiếng cười các cô giòn giã, giọng nói các cô trong trẻo
ngây thơ!

Giếng làng nằm dưới một gốc đa lớn bóng vùng rất xa làm

râm mát cả một khu. cây đa không biết mọc tự bao giờ và mọc
ở đó tới đến bao giờ? Khi tôi lớn lên cây đa đã có, và mẹ tôi
cũng đã bảo tôi hồi nhỏ mẹ tôi cũng hàng ngày ra giếng gánh
nước và nghỉ mát dưới gốc đa. Rễ đa lủng lẳng muốn ăn xuống
tới đất, nhưng chỉ lủng lẳng vậy thôi, khó bao giờ mà ăn xuống
đất được, vì lũ trẻ con chúng tôi đời đời thường níu lấy rễ cây

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.