Làng xóm Việt Nam
10
đánh đu, khiến cho rễ cứ trụi dần và chỉ dài tới một mức nào
là hết cỡ.
cây đa ở giếng làng như có vẻ hiền từ. Dưới gốc đa loáng
thoáng vài ba chiếc bình vôi, thỉnh thoảng có người tới cắm dăm
ba nén hương! Và chỉ có thế thôi, không có bàn thờ, cũng không
có bình vôi treo lủng lẳng vào các rễ phụ như ở cây đa đầu làng.
Cây Đa Đầu làNg
cây đa đầu làng quả thật dễ sợ hơn cây đa trên bờ giếng.
cây đa trên bờ giếng đã già, nhưng cây đa đầu làng lại cổ thụ
hơn. Trông to lớn vô cùng với những rễ phụ ăn hẳn xuống đất
cũng đã biến thành những thân cây khác. Dưới gốc cây rễ bò
lổm ngổm, khi nổi trên mặt đất, khi lửng lơ nửa chìm nửa nổi
tạo nên những cái hốc ăn sâu vào rễ cây, hoặc ăn sâu xuống
mặt đất. các cụ bảo rằng trong các hốc đó có ngựa ngài ở, và
các cụ giải thích ngựa ngài là những cặp rắn có mào, có khi là
những cặp rắn trắng toát với mào đỏ chót. Không biết các cụ
có đã trông thấy ngựa ngài thật không nhưng nghe lời các cụ
tả, khi thế này, khi thế khác, và các cụ bảo ngựa ngài có phép
biến hóa, muôn hình vạn trạng.
ngay ở gốc cây đa, không biết ai đã xây từ bao giờ một bàn
thờ nhỏ, với bài vị có bốn chữ Đại thụ linh thần. Bàn thờ có bát
hương, hàng ngày hương nghi ngút cháy, và chân hương bao giờ
cũng chật ních, màu đỏ xen lẫn màu xám của tàn hương. Lại có
bình hoa, thường thấy cắm mấy bông huệ, mùi thơm quyện với
mùi hương theo gió lan tỏa ra xa. Hai bên mé bàn thờ là những
bình vôi không biết của ai mang tới đặt ở đấy, to nhỏ đủ hạng,
vôi ở miệng bình đã khô, và nhiều bình vôi màu trắng đã ngả
sang một màu khác, màu tro nhạt hoặc màu vàng xám.
Và cả ở những rễ cây cũng lủng lẳng theo những hình vôi,
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn