NẾP CŨ - LÀNG XÓM VIỆT NAM - Trang 15

13

Diện hình và Tổ chức

ÔNg bìNh vÔi

Ở trên có nói tới các bình vôi đặt ở gốc đa bờ giếng cũng

như gốc đa đầu làng.

Đây là phong tục dân quê.
Dân Việt nam thường ăn trầu, và mỗi miếng trầu gồm một

miếng lá trầu không, có quệt chút vôi cuộn tròn lại, công việc
này gọi là têm trầu, một miếng cau một miếng vỏ cây.

Do sự ăn trầu của toàn dân Việt nam trước đây nên mỗi nhà

đều có một bình vôi, và tục còn cho rằng bình vôi tượng trưng
cho quyền nội tướng của bà nội trợ nên được gọi tên là ông
bình vôi.

Bình vôi đựng vôi, vôi trên mép khô dần vì mỗi khi

lấy vôi ra nhiều, người ta lại quệt vào mép bình. Sau một thời
gian, miệng bình vôi nhỏ dần, cho đến ngày bị lấp hẳn và bình
vôi không dùng được nữa.

Bình vôi này, người ta không đem vứt đi, vì xưa nay vẫn được

tôn trọng là ông bình vôi, mà người ta đem đặt tại miếu thờ, tại
gốc đa, gốc si, gốc đề, nơi có thờ, hoặc tại bên các đình chùa.

Do đó các cây đa đầu làng, dân làng thường mang những

bình vôi cũ tới để, và có người lại đem buộc hẳn lên các rễ đa
treo lủng lẳng.

lũy tre làNg

cây đa cách lũy tre làng đến ngoài chục thước, những cây tre

ngả đầu xuống, những cành đa như vươn tay ra, đôi bên cũng
còn cách nhau một quãng khá xa.

Lũy tre làng tôi giống bất cứ lũy tre làng nào, bao bọc chung

quanh làng, hai rặng tre hai bên đi từ cổng đầu làng tới cổng
cuối làng.

Tre già thì măng mọc, luôn luôn lũy tre lúc nào cũng xanh

tốt, và chịu đựng đủ nắng mưa gió rét.

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.