Làng xóm Việt Nam
160
sau nữa là đạo hiếu của ta ngăn cản không cho họ được tham
dự những việc vui mừng trong khi có đại tang, có đại tang là
đang mang sự đau khổ vì mất người thân, nay lại dự vào đám
vui mừng tức là kẻ mang tang đã quên nỗi buồn, nỗi thương tiếc
của mình đối với người chết.
những người làm giúp thường rất tận tình nên khi đám cưới
đã đón dâu đưa rể xong, ngày hôm sau họ còn đến giúp đỡ gia
chủ trong việc dỡ rạp và dọn dẹp nhà cửa. Đây thường là những
hàng xóm thân tình hoặc họ hàng con cháu.
gIỗ ChạP KhAo VọNg
nếu trong đám cưới, dân làng có sự tương trợ và giúp đỡ
gia chủ, thì trong đám giỗ, việc giúp đỡ tương trợ này cũng sốt
sắng như vậy.
Một gia đình nào có giỗ thường thường có con cháu tới, và có
một số dân làng hàng xóm được gia chủ mời tới làm giúp ngay
từ hôm tiên thường. Đây là nói những đám giỗ lớn, có cáo giỗ
và có làm giỗ mời hàng xóm làng mạc. những người tới làm
giúp, họ cũng tận tình và làm những công việc như trong một
đám cưới. cũng làm rạp, cũng mổ lợn, mổ bò, cũng làm cỗ, và
trong việc làm giúp đàn ông có, đàn bà có.
Đàn bà thường làm những công việc như bổ cau têm trầu, bày
cỗ và phục dịch khách khứa. những người làm giúp trong đám
giỗ, sau khi làm giúp cũng lên lễ bàn thờ nhà chủ, và họ cũng
có đồ lễ, như những khách khứa tới ăn cỗ. Đồ lễ thường là trầu
cau vàng nến trà rượu. Không có tiền như trong đám cưới, tuy
nhiên, con cháu người hưởng giỗ phải gửi giỗ cho nhà trưởng, và
trong việc gửi giỗ có thể dùng tiền để giúp đỡ cho gia trưởng.
(1)
1. Về những tục lệ liên quan tới ngày giỗ, tới sự cúng giỗ, xin xem trong cuốn
Tín Ngưỡng Việt Nam Chương Thờ Phụng Tổ Tiên.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn