159
Diện hình và Tổ chức
có mời họ hàng làng mạc tới dự tiệc, và ngày cưới phải có lễ ra
đình làng để làm lễ đức thành hoàng.
Trong ngày cưới họ hàng bạn bè đôi bên kéo nhau tới làm
giúp ăn cỗ. Đây là tinh thần tương tự vị tình không phải vị thực.
Và lân bang hàng xóm cũng tới làm giúp và tới mừng cô dâu
hoặc chú rể.
những người đến làm giúp mỗi người một tay, ngay từ lúc
sửa soạn đám cưới. Họ cùng nhau giúp gia chủ dựng rạp, mổ
trâu bò, gà lợn, làm cỗ hoặc hầu hạ khách khứa trong bữa tiệc.
Lại có người đảm nhận hẳn việc liên lạc với hội đồng hàng xã
để lo mọi việc xin phép theo lệ làng. Đối với những người đến
làm giúp này, gia chủ coi như người nhà và chỉ cần có cơm rượu
cho họ ai nấy đều tận tình lo như chính công việc của họ vậy.
ngoài việc làm giúp, họ còn mừng gia chủ, có người mừng bố
mẹ cô dâu chú rể, có người là bạn của cô dâu chú rể thì mừng
hẳn các đương sự. Họ mừng đồ đạc, những đôi câu đối, những bức
đại tự, nhưng phần nhiều để tiện dụng và giúp đỡ một cách thiết
thực cho gia chủ, họ mừng tiền, mỗi người một món tiền to nhỏ
tùy theo khả năng tài chính của họ. Gia chủ hân hoan nhận những
đồ mừng cũng như nhận tiền và sự mừng ở đây, ngoài sự chia
vui còn có ý nghĩa giúp đỡ cho gia chủ trong lúc cần sự tiêu pha.
Sự mừng cưới này nói lên tinh thần tương thân tương ái của
dân làng với nhau, và đây chỉ là một sự đồng lần. Gia chủ thường
bao giờ cũng biên sổ cẩn thận, để những người đã mừng mình,
khi có việc vui buồn mình sẽ tới giúp lại.
Họ mừng, họ ăn, họ ở lại làm giúp, và những người bạn thân
lại tham dự cả vào việc đưa rể đón dâu ngoại trừ những người
có đại tang, những người này vì tục kiêng kỵ của ta không muốn
trong lúc mang trọng tang lại tới dự một đám vui mừng. Trước
hết họ kiêng cho cô dâu chú rể vì họ sợ mang sự không may tới,
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn