157
Diện hình và Tổ chức
luôn luôn bà đồ chịu khó cần cù tảo tần để giúp đỡ chồng, việc
ruộng nương, việc buôn bán và có khi lại dệt vải guồng tơ.
Dăm thước vườn trống trải,
Nhà rơm một mái xiêu,
Nhưng mộng lòng đã toại,
Đâu dám quản chi nghèo
Đảm đang xuôi ngược sớm chiều,
lòng mơ một chiếc võng điều mai sau.
giọng ấm chàng đọc sách,
Thao thao tưởng nước nguồn.
Văn chàng hay nức tiếng.
lòng nàng như pha son.
Nhường chàng nửa đĩa dầu con,
Kề trăng quên ngủ tay giòn quay tơ.
(1)
Từ sĩ nông công thương, với sinh hoạt trình bày trên, ta thấy
rằng người dân trong làng luôn luôn tận tụy với công việc. Đây
chỉ là những sinh hoạt cá nhân vì sinh kế, nhưng chính sự sinh
hoạt tuy gọi là cá nhân này, đã góp phần vào sự thịnh vượng
chung của làng xã. Và, từ trên mới chỉ nói tới công việc làm
ăn, nhưng nếu có làm lụng vất vả thì người dân quê cũng có
những lúc chơi bời với những thú chơi cao nhã như cầm, kỳ,
thi tửu, hoặc tham dự vào những hội hè đình đám. Và ngoài ra
còn nhiều sinh hoạt cộng đồng khác mà thường thường tất cả
dân làng hoặc một phần dân làng tham dự vào.
có nhiều sinh hoạt tuy là những sinh hoạt cá nhân nhưng lại
được sự tham dự của nhiều người làng, những sinh hoạt này
không kể là sinh hoạt cộng đồng được, vì không phải là công
việc chung của cả làng, mà chỉ liên quan tới một gia đình hoặc
1. Bàng Bá Lân. - Bà Đồ, trích trong “Xưa” - Thơ Bàng Bá Lân, Nhà xuất bản
Nguyễn Hiến Lê.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn