Làng xóm Việt Nam
156
Đi học cũng như những người đi dạy học được miễn phu phen
tạp dịch; dân ta quý trọng văn học và do vậy quý trọng cả những
người dạy học và những người đi học. những vị lãnh đạo các
cấp bậc của quốc gia đều kén chọn trong đám học trò qua những
kỳ thi, và việc thi cử của ta coi như việc nhà vua lựa nhân tài.
Tại các cổng trường thi bao giờ cũng có bốn chữ “Thiên tử cầu
hiền”, nghĩa là nhà vua cầu người hiền tài.
Và chính cũng vì lẽ trong văn học, nên kẻ sĩ đứng đầu tứ dân.
Người ta trăm nghệ tùy thân,
Nhưng mà văn học phải cần đầu tiên.
Thi thư là báu dõi truyền,
học trò là kẻ sĩ hiền trọng thay.
(1)
Cũng
được coi là kẻ sĩ những bốc sư, những thầy địa lý, những
người bán chữ, viết câu đối, thảo văn tế, văn khấu v.v... vì nghề
nghiệp những người này đều phải dùng đến chữ nghĩa. Và đã là
kẻ sĩ, họ cũng được dân làng kính trọng và được hưởng những
sự biệt đãi dành cho kẻ sĩ.
Trong khi kẻ sĩ được hưởng sự nhàn nhã thì gia đình họ, vợ
và các con vẫn phải làm việc khác.
các bà đồ, vợ các ông đồ vẫn phải thắt lưng bó que, tất tưởi
buôn bán kiếm lời nuôi gia đình, hoặc trông nom vài sào ruộng
của gia đình, đảm đương công việc vất vả của nhà nông. Bà đã
lấy đó làm vui vì lấy chồng học trò là lòng bà đã toại.
Bà đồ lo nuôi chồng; chồng vừa dạy học vừa luyện tập văn
bài, khoa thi tới sẽ lại ứng thí với hy vọng bảng hổ đề danh,
chồng nên danh, vợ cũng thơm lây, chồng võng đào, vợ võng
tía. nhiều khi ông đồ, bà đồ sống trong cảnh thanh bạch, nhưng
1. Phạm Ngọc Khuê. - Dịch Minh Đạo gia huấn.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn