Làng xóm Việt Nam
236
nhân thần, lúc sinh thời có công lao với dân với nước, như Lý
Thường Kiệt, Lê phụng Hiểu, Trần Hưng Đạo, nên khi chết đi
được nhân dân nhớ ơn phụng thờ.
Thành hoàng cũng có khi là những người đã có công lập
ra làng xã như Hoàng cao Khải được thờ ở ấp Thái Hà, hoặc
những yêu thần, tà thần, những người chết gặp giờ linh nên dân
làng thờ phụng.
có làng thờ cả người sống làm Thành hoàng.
các Thành hoàng thường được sắc vua phong, ngoại trừ các
yêu thần, tà thần.
Theo tục lệ xưa, nhà vua phong các vị Thành hoàng làm
Thượng, Trung hoặc Hạ đẳng thần tùy theo các vị thần có công
trạng với nước với dân. Và các vị thần cũng có thể được nhắc
từ thứ vị nọ lên thứ vị kia, Hạ đẳng thần có thể được phong
làm Trung đẳng thần, và Trung đẳng thần có thể được phong
làm Thượng đẳng thần nếu các vị này đã giúp đỡ được nhiều
cho dân chúng. Việc thăng phong các vị thần căn cứ vào sớ
tấu của xã về công trạng của vị thần, sớ tâu này, từng thời hạn
một, các xã phải đệ về triều đình. Mỗi lần thăng phong triều
đình đều có sắc gửi về xã, sắc này được cất trong hòm sắc thờ
ở hậu cung đình.
Đối với dân làng, Thành hoàng là biểu hiện của lịch sử, phong
tục đạo đức, pháp luật cùng hy vọng của cả làng, lại cũng là một
thứ quyền uy siêu việt, một mối liên lạc vô hình, khiến cho hương
thôn thành một đoàn thể có tổ chức và hệ thống chặt chịa.
(1)
Dân làng đối với Thành hoàng rất tôn kính và tin ở sự phù hộ
của ngài. Làng không có Thành hoàng, làng bất an.
Một tác giả pháp, khi khảo về Tín ngưỡng của ta đã viết:
1. Đào Duy Anh. - Sách đã dẫn.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn