237
Diện hình và Tổ chức
Sự thờ phụng tổ tiên tượng trưng cho gia đình và việc nối dõi
tổ tông, sự thờ phụng Thành hoàng tượng trưng cho làng xã và
sự trường tồn của thôn ấp.
(1)
Đúng vậy, sự thờ phụng Thành hoàng tượng trưng cho làng
xã, và qua vị Thành hoàng của mỗi làng người ta có thể hiểu
biết được đôi phần dân phong của xã này.
Một làng thờ một vị tà thần, thường có một đôi tục lệ không
phù hợp với mọi sự tốt đẹp của đạo đức, dân làng dù nhiều ít gì
cũng bị ảnh hưởng bởi những tục lệ này, dù cho các vị huynh
thứ có hết sức giữ gìn để mong hoàn toàn bảo tồn lấy thuần
phong mỹ tục, trái lại một làng thờ một vị anh hùng của dân
tộc, lẽ tất nhiên tấm gương tốt đẹp của vị anh hùng cũng được
dân làng noi theo.
Thành hoàng còn được gọi là phúc thần tức là vị thần ban
phúc cho dân. Thường thì mỗi làng chỉ có một vị Thành hoàng
nhưng cũng có làng thờ hai ba vị. cũng nên nói thêm rằng.
Thành hoàng có thể là nam thần hoặc nữ thần, như trường hợp
các làng thờ Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Liễu Hạnh công chúa v.v...
Đức Thành hoàng ngự tại đình, chứng kiến đời sống của dân
xã, bảo vệ cho mọi người, phù hộ cho làng được thịnh vượng.
ngài thông cảm với nếp sống của dân chúng, cùng dân chúng
ghi nhớ mọi kỷ niệm của làng xã. Từ đời này qua đời nọ, các
thế hệ nối tiếp nhau ở trong làng, những thời gian trôi qua, hay
hoặc dở, những con người chết đi, nhưng đức Thành hoàng vẫn
trường tồn.
ngài duy trì đất lề quê thói, ngài bảo tồn đạo đức. những
người hiền lương ngài thường phụ trợ, những kẻ gian ác bị ngài
1. Le culte des ancêtres symbolyse la famille et sa continuité, le culte du génie
communal symbolyse la commune et sa pérennité. G.COULET. Cultes et
Religions de l’Indochine Annamite. Imp. Ardin, Saigon.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn