NẾP CŨ - LÀNG XÓM VIỆT NAM - Trang 241

239

Diện hình và Tổ chức

Để tỏ lòng tôn kính đức Thành hoàng, đình thường xây ở

một nơi cách biệt dân chúng, nhưng phải tiện đường đi và ở
nơi trung độ. cách biệt dân chúng để tránh sự ồn ào, kinh động
tới quỷ thần là một sự bất kính, nhưng phải tiện đường và ở nơi
trung độ để dân chúng có thể đi tới dễ dàng trong những khi
hội hè đình đám.

chung quanh đình thường có vườn trồng nhiều cây cối cho

sầm uất, nhất là các cây cổ thụ.

Đình thường làm theo một kiểu giống nhau. Hướng đình thường

là hướng nam, ngoại trừ những trường hợp vì lý do phong thủy,
đình mới làm theo hướng khác.

Đình nào cũng gồm một số các lớp nhà phân chia làm nhà

hậu cung, nhà tiền tế, tả gian, hữu gian và nhà hành lang.

Đình thường làm theo chữ đinh (T) ngược hoặc chữ công

( )

. Khi đình làm theo kiểu chữ công thì nhà tiền tế rộng hơn

hậu cung.

cách xếp đặt các ngôi đình cũng giống nhau, tuy tại mỗi làng,

sự rộng hẹp lớn bé có khác nhau. nhiều làng có những ngôi
đình thật lớn, rộng rãi đến năm bảy gian, tám chín gian, cột to
tới hai người ôm. Tại các xã trù phú, đình thật là nguy nga, cột
sơn son vẽ rồng, rui hoành chạm trổ sơn thiếp, hoành biển cửa
võng rực rỡ trang hoàng.

cửa đình ở đằng trước, thường là cửa lùa hay cửa xếp. cửa

chính đình ít khi mở, trừ những ngày có cúng lễ hoặc hội hè.
Hai bên cửa chính có hai cửa nhỏ, luôn luôn mở trong những
ngày thường để dân làng hoặc khách thập phương vào lễ thánh.

Hai bên tả hữu đình, có tường hoặc vách, mỗi bên vách thường

có một cửa sổ nhưng không có cửa ra vào. các cửa sổ đình
thường hình tròn mặt nguyệt hay liên hoàn hay mang hình hoa
lá mây trái.

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.