NẾP CŨ - LÀNG XÓM VIỆT NAM - Trang 243

241

Diện hình và Tổ chức

hợp không có thần tượng thì chiếc quan mạo và đôi hia cũng
vẫn có, quan mạo ở trên ngai và đôi hia ở phía dưới. ngoài ra
lại có bài vị của thần linh.

Trước thần vị là bàn thờ. Trên bàn thờ ngoài các đồ thờ, tam

sự, ngũ sự hoặc thất sự bằng đồng, đài rượu quả trầu v.v... còn
có hòm sắc đựng sắc phong, kinh sách và thần tích.

Trước bàn thờ là một hương án, trên cũng có bình hương và

các đồ thờ khác.

Hai bên bàn thờ và hương án là tả, hữu nội gian.
Giữa bàn thờ và tả, hữu nội gian, hai bên có hai hàng tự khí

gồm cờ quạt, tàn lọng, đồ bát bửu, đồ lộ bộ, ngựa hồng, ngựa
bạch hoặc voi.

Gần nơi cung cấm trong đình, thường hai bên có một biển một

cờ, gọi là biển vía, cờ vía, đề chức tước của vị Thành hoàng.

Hậu cung thường đóng cửa trong ngày thường, cửa ngăn cách

hậu cung với đình ngoài, chỉ mở khi có cúng lễ hoặc hội hè.

Không ai được vào hậu cung, ngoài vị thủ từ là người có

nhiệm vụ trông coi ngôi đình.

ngoài hậu cung là đình ngoài, còn gọi là nhà đại bái nhà tiền

tế

hoặc hạ đình, là nơi cử hành mọi cuộc tế lễ của dân làng.

Đình ngoài có trung đình ở giữa, nơi các quan viên tế lễ và

hai bên là tả gianhữu gian.

Trong những buổi tiệc làng, các quan viên chức sắc ngồi ở

trung đình, còn dân làng tùy theo ngôi thứ ngồi ở tả gian hoặc
hữu gian.

ngoài nhà đại bái là sân đình, hai bên có hai dãy hành làng là

tả mạc

hữu mạc, còn gọi là hai dãy muỗng, nơi để các quan

viên sửa soạn mũ áo vào tế. Khi nào làng vào đám lớn, hai dãy
hành lang cũng dùng làm chỗ ngồi cho dân làng.

Ngoài cùng có cửa tam quan, làm cách tôn nghiêm rộng rãi,

tường hoa cột trụ xây đắp chung quanh. hai bên vách tường,

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.