Làng xóm Việt Nam
242
nhiều nơi đắp con rồng con cọp, hoặc vẽ hình đôi võ tướng cầm
long đao, hoặc vẽ voi vẽ ngựa, hoặc làm voi đá đứng đôi bên,
trên đầu cột thì xây đắp một con sấu sành.
(1)
nhiều đình ở đằng sau có nhà hậu. nhà hậu thường cách đình
trong một khoảng sân, gọi là sân hậu.
nhà hậu là nơi thờ Thổ công, bộ hạ của đức Thành hoàng, và
cũng là nơi thờ các người cúng hậu vào đình. cúng hậu nghĩa là
cúng tiền hoặc ruộng cho làng để khi mình chết đi được làng cúng
giỗ. những người không có con trai nối dõi, thường phải cúng hậu.
CúNg lễ ThàNh hoàNg
Trong việc sự thần, cúng lễ là điều quan trọng, không có cúng
lễ không có sự phụng thờ.
Việc cúng lễ Thành hoàng tại đình thường thực hiện quanh
năm dưới hình thức thắp hương đèn mỗi buổi chiều tại các bàn
thờ. có nơi hương đèn liên tiếp thắp suốt ngày đêm.
Ông thủ từ phụ trách công việc hương đèn trầu nước.
Hương phải thắp tại khắp các bình hương trên các bàn thờ từ
trong nội điện ra ngoài đình trung, và cả ở những nơi thờ các
bộ hạ của đức Thành hoàng.
ngoài việc hương đèn quanh năm, còn việc cúng lễ trong
những ngày nhất định: những ngày lễ sóc vào mồng một đầu
tháng, lễ vọng vào ngày rằm mỗi tháng, và những ngày tiết lạp
bốn mùa, từ lễ giao thừa, tết nguyên đán qua các lễ tiết khác
trong năm cho đến tết Táo quân vào ngày 23 tháng chạp.
ngoài ra lại còn những ngày thần húy, tức là ngày giỗ của
đức thần linh và ngày thần đản, tức là ngày sinh nhật của ngài.
Trong những ngày tiết lễ trên, tuy có cúng lễ nhưng không có
tế, ngoại trừ ba ngày:
1. Phan Kế Bính. - Sách đã dẫn.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn