NẾP CŨ - LÀNG XÓM VIỆT NAM - Trang 245

243

Diện hình và Tổ chức

Xuân tế

vào ngày Đinh đầu tháng hai.

Thu tế

vào ngày Đinh đầu tháng tám.

lạp tiết

vào ngày mồng Hai tháng chạp.

Trong các ngày Thần húy và Thần đản, khi dân làng mở hội

cũng có tế.

Việc cúng tế long trọng nhất trong năm là ngày nhập tịch

của dân làng, tức là ngày làng vào đám. Và long trọng hơn nữa
là khi làng mở đại hội, thường năm bảy năm mới có một lần.

Làng thường vào đám vào dịp giêng, hai hoặc tháng tám,

nhưng cũng có nơi tổ chức vào đám nhân ngày thần húy, còn
gọi là thần kỵ hoặc ngày thần đản.

Trong những ngày tuần tiết hội hè trên, dân làng đều có dự

lễ cúng thần.

những người tới lễ hoặc có mang đồ lễ riêng, có khi là lễ

mặn, có khi là lễ chay, nhưng bao giờ cũng có hoa quả, trầu
rượu, vàng hương, hoặc có người không tiện mang đồ lễ thì cúng
một số tiền dùng trong việc đèn hương thờ tự.

Về việc cúng lễ thần linh, mỗi làng cắt cử một ông cai đám,

chọn trong hàng quan viên bầu lên.

Muốn được làm cai đám rất khó khăn, có những điều kiện rất

bó buộc. Trước hết phải là người làng, tổ tiên đã ở nơi đây và
đã nhập tịch dân làng ít nhất từ đời tam đại. phải là người lành
mạnh, không tàn tật, không góa bụa. người có tang cũng không
được dự vào chức cai đám.

Mỗi người được làm cai đám trong một hoặc nhiều năm, tùy

theo tục làng. Suốt thời gian này ông cai đám phải chay tịnh,
không được gần vợ, không được đi viếng đám ma và đi thăm
người đẻ. - những việc bị coi là ô uế. Và ông cai đám cũng không
được cúng lễ tổ tiên mình, việc cúng lễ này, trong nhiệm kỳ cai
đám, ông phải trao cho một người khác để chuyên lo việc sự thần.

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.