NẾP CŨ - LÀNG XÓM VIỆT NAM - Trang 247

245

Diện hình và Tổ chức

Khao vọng v.v...
có thể nói rằng, mỗi biến cố quan trọng xảy ra tại gia đình,

khi có lễ cáo gia tiên thì gia chủ cũng sửa lễ cúng thần linh tại
làng trước là để trình báo biến cố sau là để cầu xin sự phù hộ
của ngài.

ĐềN

ngoài ngôi đình làng để thờ vị Thành hoàng, phần nhiều các

làng đều có thêm một ngôi đền, có khi hai ba ngôi, nếu trong
làng thờ hai ba vị phúc thần.

Đền là một nơi thờ tự công cộng dựng lên để kỷ niệm một

anh quân, một vị anh hùng hoặc một vị thần nào đã có công
với dân chúng.

Đền nhỏ hơn đình, nhưng kiến trúc cũng tương tự như kiến trúc

của đình, cũng phân ra hậu cung, nhà đại bái, tả, hữu, nội, ngoại
gian. Trước đền cũng thường có sân và cũng có nhà tam quan.

Đền khác đình ở chỗ không xây theo lối nhà sàn.
Theo lời các cụ truyền lại thì đền thường là chỗ quỷ thần an

ngự, còn đình chỉ là nơi thờ vọng, nghĩa là tại đình tuy có bàn
thờ, nhưng chỉ trong những ngày tuần tiết, vị thần linh mới giáng
lâm, còn trong ngày khác ngài ngự ở đền. Đây là nói những xã
chỉ thờ một vị phúc thần làm Thành hoàng, còn những xã, ngoài
đức Thành hoàng ra, có thờ thêm nhiều vị phúc thần khác, mỗi
vị thần dân làng đều thờ tại một ngôi đền riêng.

Trong những ngày tuần tiết sóc vọng, dân làng cũng làm lễ

tại đền, và mỗi đền đều có một ông Thủ từ.

Khi trong làng có mở hội vào những dịp vào đám, dân làng

bao giờ cũng tổ chức lễ rước thần từ đền tới đình.

Trong những ngày lễ tiết dân làng ở gần đền thường tới lễ tại

đền với đồ lễ cũng như khi tới lễ tại đình.

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.