NẾP CŨ - LÀNG XÓM VIỆT NAM - Trang 249

247

Diện hình và Tổ chức

Trong những ngày sóc vọng, lễ tết dân làng gần miếu kéo

nhau tới lễ bái. Hoặc trong những ngày thường, gia đình nào có
người ốm đau, đi xa hoặc muốn cầu khẩn việc gì cũng ra miếu lễ.

nhiều người gặp bệnh hoạn, cho là bị tà ma ám ảnh cũng

thường đến miếu cầu xin với thần linh dùng uy quyền khu trừ
tà ma để cho mình khỏi bệnh.

Ban.

Đây là những bàn thờ nhỏ, lộ thiên hoặc có mái xây ở

chân núi, ở đầu làng, ở gốc đa để thờ một vị thần linh nào không
được thờ tại đình, đền, miếu.

Miễu.

Miễu là một ngôi miếu thờ những người bất đắc kỳ tử

gặp giờ linh. những người này trước khi được thờ phụng, theo
tục truyền, thường hiện hồn có những phép lạ chứng minh sự
hiện diện với uy quyền của mình.

Tại các ban, miếu, thường có người tin ở sự linh thiêng của

thần linh cũng như linh hồn được thờ phụng, hàng ngày mang
lễ vật tới cúng bái, và các ngày rằm, mồng một thường khói
hương nghi ngút.

Dân làng tới lễ ở các nơi này, cũng như tại các đình đền với

lòng chân thành đối với giới vô hình, và sự chân thành này nhiều
khi thường đi tới chỗ dị đoan mê tín.

nói đến tế tự của các làng quê, không thể bỏ qua những tĩnh,

điện của các môn đồ, lưu phái đạo Lão dựng nên ở tư gia để thờ
các vị thần của đạo Lão hoặc để thờ các ông Hoàng, bà chúa,
các cô, các cậu với sự lên đồng lên bóng. Tĩnh của các thầy
phù Thủy dùng bùa phép trị bệnh, còn điện của các ông Đồng
bà cốt thờ cúng chư vị. Thường ngày dân làng có người đi tĩnh
và điện xin bùa, xin tàn hương nước thải để trừ tà ma.

Sự tin tưởng của dân làng ở bùa phép nhiều khi đã biến thành

một sự mê tín dị đoan vượt qua khuôn khổ tế tự.

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.