249
Diện hình và Tổ chức
chùa từ ngoài đi vào thường đi qua một sân đất ở trước tam
quan. Hai bên sân có hai hàng phỗng đá hoặc chó đá.
Từ sân đất bước lên tam quan có một bực xây gạch.
Tam quan
là một căn nhà ba gian có ba cửa khá rộng, và ba
cửa này đều được coi như ba cửa chính, thường đóng quanh năm,
trừ những ngày hội hè, sóc vọng hoặc tết nhất.
cạnh tam quan về phía tay phải, thường có thêm một cổng
bên, cổng này luôn luôn mở trong những ngày thường, và trên
cổng này là gác chuông. cũng có chùa, gác chuông ở trên tam
quan. Trên gác chuông có quả chuông lớn. Tăng ni lên thỉnh
chuông phải leo một cầu thang có khi xây bằng gạch, có khi
chỉ là một chiếc thang gỗ.
nhà tam quan thường dùng làm nơi cho các hào mục trong
làng hội họp khi cần bàn tính tới việc chùa.
Khỏi tam quan là một lớp sân rộng lát gạch.
Qua lớp sân này là nhà thờ phật gồm chính điện và nhà bái
đường.
ChíNh ĐIỆN
Tại chính điện có các tượng phật thờ trên các bệ xây. nơi
này còn được gọi là nhà Thiên hương, danh từ do những đỉnh
trầm và những bát hương luôn luôn tỏa khói ngạt ngào mà có.
Trên cùng, bệ cao nhất, cần giáp mái chùa có tượng Tam thế.
Đây là ba pho tượng nhỏ khuôn khổ bằng nhau, hình dáng giống
nhau ngồi trên tòa sen tượng trưng cho chư phật mười phương
ở ba đời: quá khứ, hiện tại và vị lai.
Kế lớp trên là tượng Di Đà tam tôn gồm đức A di đà ở giữa,
và hai bên tượng nhỏ hơn là hai vị bồ tát Quan Thế âm và Đại
Thế Chí.
Lớp thứ ba là tượng Thế Tôn tức là Đức Thích Ca Màu Ni,
giáo chủ đạo phật, hai bên có tượng hai vì Văn Thù và Phổ hiền
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn