NẾP CŨ - LÀNG XÓM VIỆT NAM - Trang 252

Làng xóm Việt Nam

250

bồ tát

hoặc đứng trên tòa sen hoặc Văn Thù cưỡi con thanh sư

tượng trưng cho trí tuệ và phổ Hiền cưỡi con bạch tượng, tượng
trưng cho chân lý trong sạch và vững chắc.

Lớp thứ tư, ở giữa thờ tượng Cửu long, còn gọi là Thích Ca

sơ sinh,

tức là tượng đức Thích ca mới giáng sinh, có chín con

rồng phun nước cho ngài tắm. Tượng đứng, một tay chỉ lên trời,
một tay chỉ xuống đất, có chín con rồng vây bọc chung quanh.
Trên mây có các vị bồ tát và chư thiên nhã nhạc.

Ở bên trái tượng cửu Long là tượng vua Đế Thích và bên phải

là tượng Đại phạm thiêng vương, cả hai vị đều y phục hoàng
đế và ngồi ngai.

Bốn lớp tượng trên ta thường thấy ở các chùa làng miền Bắc

và miền Trung, nơi phật giáo theo phái đại thừa. Bốn lớp tượng
này ở nhiều chùa có sự thay đổi, thờ một vài vị bồ tát khác thay
vì các vị kể trên và lại có thờ tượng Tuyết Sơn là tượng đức
Thích ca khi tu khổ hạnh ở trong núi Tuyết Sơn.

cũng có chùa thay vì bốn lớp tượng lại có năm lớp, và các

tượng thờ cũng bài trí hơi khác cách bài trí với bốn lớp tượng kể
trên là cách bài trí phổ thông nhất tại các chùa phật giáo đại thừa.

Tại các chùa theo phái Tiểu thừa, nơi chính điện chỉ có tượng

phật Thích ca, ngoài ra không có pho tượng nào khác.

ngoài các pho tượng, lẽ tất nhiên nơi bàn thờ phật phải có đồ

thờ như bát hương, đèn, nến, v.v... hoặc bằng đồng hoặc bằng
gỗ tùy theo từng chùa.

Nhà BáI ĐườNg

Mặt trước chính điện thờ phật là nhà bái đường.
nhà bái đường là chỗ các tăng ni tụng kinh và các tín đồ tới

lễ phật.

nhà bái đường cũng có các tượng và các bàn thờ.
Hai bên tả hữu liền với điện thờ phật là tượng hai vị Hộ pháp

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.