Làng xóm Việt Nam
252
trên, tuy có nhiều chùa rộng lớn hơn hoặc hẹp hơn được xếp
đặt hơi khác, nhưng bao giờ cũng gồm chính điện với bàn thờ
phật, nhà bái đường, hai dãy hành lang, nhà thờ Tổ, các tăng
phòng, và đằng trước có nhà tam quan.
Đứng đầu mỗi ngôi chùa là một vị hòa thượng được gọi là
sư cụ
nếu là chùa có các sư nam hoặc một sư cụ bà nếu là chùa
có các sư nữ.
hỆ ThốNg TăNg NI
các tăng ni có một hệ thống trật tự giống nhau tại khắp các chùa.
Lúc mới quy y là sa di hay tiểu sa môn gọi là chú tiểu, hay diệu.
Trên hạng sa di là hạng trung sa môn, tục gọi là sư bác, sư
thầy.
Trên nữa là sư ông được gọi là thượng tọa, đã là bực kỳ
cực trong tăng hội.
Trên sư ông là sư cụ, còn gọi là hòa thượng hoặc kiết ma,
đứng đầu chùa, chịu trách nhiệm về công việc điều khiển nhà
chùa, cắt đặt nhiệm vụ cho các tăng ni.
nhiều chùa cùng ở một địa phương chịu sự chi phối của một
vị Hòa thượng đứng đầu các vị Hòa thượng khác
(1)
Muốn lên đẳng cấp trong nhà chùa các vị sư thường phải qua
các kỳ thi trong môn giáo.
Tăng ni tu riêng chùa, chùa nào của sư nữ chỉ có toàn sư nữ,
chùa nào của sư nam chỉ có toàn sư nam.
Tu ở chùa các tăng ni phải lo việc đèn nhang, trông nom
việc thờ phụng, ngày ngày học kinh kệ, làm những công việc
của nhà chùa.
Dân làng thường đến chùa lễ phật, nhất là trong những ngày tuần
tiết. những gia đình có tang ma thường cúng tuần tứ cửu ở chùa.
1. Về trật tự tăng ni, có người cho vị hòa thượng đứng đầu các hòa thượng này
là Thượng tọa, còn sư ông cũng chỉ là sa môn.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn