Làng xóm Việt Nam
254
có tăng ni trụ trì. Tuy vậy chùa vẫn không bị bỏ hoang và vẫn
có người sớm tối đèn nhang, và khi có khách tới lễ chùa, vẫn
có người thỉnh chuông đánh khánh.
những người giữ việc đèn nhang ở các chùa này là các thầy già
lam.
các thày già lam không phải ở chùa và không bắt buộc phải
ăn chay, có thể ở nhà mình, ngày ngày tới chùa lo việc hương đăng.
những lộc của chùa thày già lam được hưởng.
Trong những ngày sóc vọng tuần tiết, thày già lam phải giữ
mình cho thanh tịnh.
Cư Sĩ
Tin theo phật, dân làng tới chùa lễ phật. Không đi tu mà tin
theo phật là những ưu bà, nam là ưu bà tắc hoặc ưu bà sa,
nữ là ưu bà di.
các ưu bà thờ phật ở nhà. Trong những ngày tuần tiết sóc
vọng, các ưu bà tới chùa lễ phật tụng kinh. ngày nay, danh từ
cư sĩ
được dùng thay cho hai chữ ưu bà. ngoài các cư sĩ, lại
còn các phật tử là tất cả những người tin theo đức phật. cư sĩ
thường ăn chay một tháng mấy ngày, còn các phật tử không bắt
buộc phải ăn chay.
Đạo phật ngày nay đang trong thời kỳ chấn hưng, tại các làng
quê, việc thờ phật vẫn được dân quê theo giữ, và các chùa luôn
luôn có các thiện nam tín nữ tới nghe kinh và lễ phật.
Trong việc thờ phật, dân làng luôn luôn rất chân thành. Hàng
năm, vào đầu mùa hạ, để cầu sự bình an cho dân làng, người ta
có làm lễ kỳ an, tục gọi là lễ cầu mát. Trong lễ này, người ta
có lễ phật và cầu chư vị thần thánh phù hộ cho dân làng được
bình yên, không bị những chứng bệnh thiên thời mà người ta
tin là do các Ôn chúa gây nên để bắt binh lính.
Việc cúng cầu mát để mong cho dân làng tránh được các
chứng bệnh thiên thời là một điều thành khẩn của mọi người
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn