NẾP CŨ - LÀNG XÓM VIỆT NAM - Trang 255

253

Diện hình và Tổ chức

nhiều chùa hàng năm có mở hội vào ngày lễ vị sư tổ đầu

tiên. Hội chùa thường chỉ có lễ bái và kinh kệ. Kẻ tu hành
thường ăn chay, phải theo năm điều cấm tức là ngũ giới: không
sát sinh, không trộm cắp, không gian dâm, không vọng ngôn,
không dùng rượu thịt.

các tăng ni khi thường thì bận áo nâu ở miền Bắc áo chàm

ở miền Trung và áo vàng ở miền nam.

Khi làm lễ, các nhà sư mặc áo cà sa, đội mũ tỳ lư, tay phải

cầm pháp trượng, tay trái cầm bông sen giả.

ngày ngày, sớm và chiều, các tăng ni phải thắp hương đèn

lễ phật, đánh chuông, gõ mõ, tụng kinh.

Mỗi năm vào ngày vía phật, tức ngày phật đản và ngày tết

Trung nguyên các chùa làm lễ rất to, ngày phật đản để kỷ niệm
đức phật ra đời, tết Trung nguyên để giải oan và siêu độ cho
các linh hồn.

ngoài việc lễ phật ở chùa, các tăng ni thường được dân làng

mời tới làm lễ ở các nhà riêng, trong những khi có người đau
yếu thì mời làm lễ tụng kinh để cầu bình an, và trong những
đám táng thì mời làm lễ siêu độ.

Mỗi năm vào tuần kết hạ từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy

và vào tuần kết đông từ rằm tháng mười đến rằm tháng chạp,
các tăng ni phải cấm túc, nghĩa là phải ở luôn trong chùa mà
tụng niệm.

Thỉnh thoảng tăng chúng lại tổ chức những buổi hội lớn để mời

các vị cao tăng đạo đức đến thọ giới cho các sa di để lên sa môn.
cuộc hội này gọi là Trường kỳ. các vị cao tăng được gọi là Đại đức.

gIà lAm

có chùa thì thường có sư, nhưng cũng có nhiều chùa thanh

vắng quá, người lễ bái không bao nhiêu, chùa lại nhiều không
có ruộng đất để một vài vị sư có thể sinh sống được, nên không

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.