NẾP CŨ - LÀNG XÓM VIỆT NAM - Trang 242

Làng xóm Việt Nam

240

Đình không có gác.
Trông ở ngoài, vì lòng đình rộng, thấy mái đình như rất thấp,

nhưng khi vào trong đình nhìn mới thấy cao.

Bốn đầu mái đình thường cong vút nhọn với những nét nhẹ

nhàng thanh thoát, nhưng cũng lại rất cầu kỳ với sự chạm trổ
hoa lá, mây hoặc chữ.

các cụ bảo rằng, mái đình sở dĩ cong vút ở nơi đầu góc là

để tránh ảnh hưởng xấu của những đường thẳng. có khi những
nóc đình được xây như một cành cây, hoặc cũng có khi chỉ như
kiểu mái lều đóng cọc.

Mái đình thường lợp ngói, và ngói được lợp hai lượt, một

lượt ở dưới gọi là ngói chiếu có trang trí sơn phết, và một lượt
ở trên gọi là ngói phủ. Với hai lượt ngói, mái đình rất nặng, và
sự kiện cốt để chống với cuồng phong thường xảy ra và đã từng
cuốn theo cả những mái nhà lợp nhẹ.

phải nói thêm rằng đình làm theo kiểu nhà sàn, suốt từ trong

cho tới ngoài, duy nơi tiền tế, chỗ cử hành tế lễ, trước bàn thờ
là không có sàn và ở liền ngay mặt đất. có lẽ vì lý do cung
kính, khi tế lễ các quan viên phải đứng dưới thấp nên nơi tiền
tế này không làm sàn.

Tam quan đình, nhà hậu, nhà hành lang cũng không làm sàn.

CáCh XếP ĐặT MộT NgÔI ĐìNh

như trên đã nói, đình chia làm nhiều lớp, và mỗi lớp có công

dụng riêng.

Trong cùng là hậu cung, còn gọi là nội điện, đình trong hay

đình thượng,

nơi có bàn thờ đức Thành hoàng. Đây là chốn

thâm nghiêm an phụng thần vị có thể là một thần tượng, nhưng
thường thì là một chiếc long ngai hoặc một chiếc long ỷ phủ
lụa đỏ hoặc lụa vàng, thần tượng đội một chiếc quan mạo, và
chân đi đôi hia. Thần tượng ngồi trên ngai, hoặc trong trường

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.