273
Diện hình và Tổ chức
Trong suốt thời gian dân làng vào đám, cửa đình làng mở rộng
cờ quạt tàn tán cắm la liệt ở sân đình ở trước cửa tam quan. Luôn
luôn có tiếng trống làng, luôn luôn trong làng có một không khí
tưng bừng náo nhiệt với cờ ngũ sắc phấp phới, với thanh nam
thanh nữ áo quần lòe loẹt kéo nhau đi xem rước, đi xem tế, đi
dự những cuộc vui.
Và cũng trong thời gian này cửa chùa làng cũng mở để dân
làng tới lễ nhân dịp hội làng, và cũng để cho khách thập phương
tới xem hội, có dịp viếng thăm cảnh chùa lễ phật.
Tại nhiều làng, trong các ngày hội, có một ngày dân làng cử
hành đám rước thần vị từ đình tới chùa để đức Thành hoàng lễ
phật và nghe kinh.
Làng Thị cầu tỉnh Bắc ninh (Hà Bắc) trong thời gian hội làng,
vào ngày mười hai tháng tám, dân làng có tổ chức đám rước thần
vị từ đình làng đến chùa Điều, một ngôi chùa ở đầu làng, và thần
vị cũng như Long kiệu được lưu tại chùa một đêm ở nhà bái đình.
Sáng hôm sau, mười ba tháng tám dân làng rước thần vị trở lại đình.
Theo lời các cụ trong làng thì ngày mười hai tháng tám, đức
Thành hoàng tới chùa lễ phật và đêm đó ngài ở lại nghe kinh.
Trong đêm này, các vị sư ni trụ trì tại chùa, đây là một chùa sư
nữ, luân phiên nhau gõ mõ tụng kinh trước phật đài. Một số các
quan viên đi rước phải thay phiên nhau vào lễ kinh, còn những
người khác thì chầu chực ở nhà Tam quan. Bát hương trên kiệu
thần, trước thần vị cũng như bàn thờ phật đèn hương suốt đêm.
các chân kiệu chân cờ cũng như các chân đi rước khác, ngoại
trừ các vị quan viên có phận sự chầu chực thần vị, sau khi rước
kiệu thần vị lên nhà bái đình đều ra về để ngày hôm sau lại tới
chùa rước kiệu trở về.
Tại chùa đêm đó, quang cảnh tấp nập, vì dân làng nhân dịp
này kéo nhau tới lễ phật nghe kinh, và các khách thập phương
cũng nhân dịp này tới thăm chùa.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn