Làng xóm Việt Nam
274
cùng với việc tụng kinh tại chùa, những trò vui buổi tối của
hội làng như tổ tôm điếm, hát chèo v.v... nếu có, vẫn tiếp tục để
dân làng và dân các làng lân cận tới xem hội mua vui.
hội Chùa
Từ trên mới nói về các nghi lễ tế tự của hội làng tổ chức nhân
dịp làng vào đám và liên quan tới đức Thành hoàng. Thực ra khi
nói về hội làng phải nói tới cả hội chùa tại các làng.
chùa thường mở hội vào dịp kỵ nhật vị sư tổ đầu tiên của
ngôi chùa.
Hội là hội chùa, nhưng sự tổ chức cũng phải được sự đồng ý,
nhất là sự bảo trợ của ban hội đồng kỳ mục trong làng.
Thường trước ngày hội, ban hội đồng được nhà chùa xin phép
và mời hội ở tam quan chùa để ấn định chương trình của ngày
hội. Tuy gọi là hội chùa nhưng ngoài việc tụng kinh lễ phật,
cũng có tổ chức những trò vui như đánh đu, cờ người, cờ bỏi
v.v... để dân làng mua vui. Ban hội đồng kỳ hào ngoài việc bảo
trợ về tinh thần cho nhà chùa, còn giúp đỡ thêm cả tài chính
để tổ chức những cuộc đàn chay; những chi phí về các trò vui
cũng do quỹ làng gánh vác.
nhân dịp giỗ sư tổ này, nhà chùa làm cỗ chay trước là cúng
phật, sau là cúng sư tổ. cúng xong, nhà chùa khoản đãi dân
làng tới lễ.
những người đi lễ, ăn bữa cơm chay, tục gọi là thụ trai đều
tự ý góp tiền bạc nhiều ít để giúp đỡ nhà chùa. Thụ trai xong,
khi ra về họ được nhà chùa tặng lộc phật gồm oản, chuối.
Oản do nhà chùa đồ xôi rồi đóng thành oản, còn chuối, một
phần do nhà chùa mua ở chợ, nhưng phần lớn do các thiện nam
tín nữ mang tới lễ phật với trầu cau hương nến.
Trong những ngày hội chùa, các bà vãi thường tới chùa kể
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn