NẾP CŨ - LÀNG XÓM VIỆT NAM - Trang 282

Làng xóm Việt Nam

280

xã này, rồi cùng tổ chức một lễ tế thần chung. Tế xong, các
xã cùng thừa hưởng lộc thánh ăn uống với nhau, và cùng nhau
dự các cuộc vui chung: nghe hát, dự xem các trò bách hí v.v...

CơM KhoảN ĐãI

Thường trong việc giao hiếu, xã chủ bao giờ cũng làm tiệc

khoản đãi xã khách. Đám rước xã khách tới đầu làng đã được
hàng bô lão quan viên xã chủ áo thụng khăn xếp đứng đón để
đi theo đám rước vào đình.

Sau cuộc tế lễ, xã chủ mời xã khách rất cung kính trịnh trọng,

thường dùng chiếc cạp điều trải để mời xã khách.

Xã khách được xã chủ mời chia nhau theo thứ tự trên dưới

ngồi như ở làng mình để dự tiệc, và xã chủ cũng cùng dự tiệc
và phải cắt người tiếp khách đúng theo thứ vị của xã khách, thí
dụ bô lão thì do bô lão tiếp, quan viên thì do quan viên tiếp,
các chân kiệu chân cờ do dân làng tiếp.

Bữa tiệc khoản đãi này rất vui. cả xã chủ lẫn xã khách, sau

khi an tọa cùng nhau trong bữa tiệc reo to ba lần, gọi là reo
hoan thanh,

nghĩa là cất lên những tiếng reo vui mừng để cùng

mừng bữa tiệc liên hoan giữa các xã. Ba lần reo cách nhau khá
lâu, lần đầu 3 tiếng, lần thứ hai 6 tiếng và lần thứ ba 9 tiếng.
Khi reo xong lần thứ ba thì bữa tiệc tan.

CơM Quả, CơM QuAN VIêN

Xã khách tuy được xã chủ khoản đãi, nhưng theo tục lệ, trước

khi đi rước, những người đi rước thường làm sẵn một mâm cỗ
lịch sự đựng vào trong một chiếc quả đỏ, cho người đem tới xã
chủ, gọi là cơm quả để lễ thần. các bô lão, quan viên và chức
sắc, ngoài mâm cỗ nói trên, còn sắm sửa năm ba mâm nấu những
đồ ngũ trân bát vị, đủ các thứ bánh đường bánh ngọt mang tới
xã chủ để lễ thần gọi là cơm quan viên.

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.