281
Diện hình và Tổ chức
Trong bữa tiệc liên hoan giữa các xã, cơm quả và cơm quan
viên, cùng được hạ xuống để dân mấy xã chủ khách cùng xơi.
Trong tục giao hiếu, các làng thường hết sức giữ lễ với nhau,
nhất là trong bữa cơm khoản đãi, phải giữ gìn lời ăn tiếng nói và
cố tránh mọi sự sơ ý có thể gây nên hiềm khích giữa hai làng.
Mấy ĐáM RướC gIAo hIếu
như trên đã nói, những xã giao hiếu với nhau thường có tục
rước đánh giải. Dưới đây là mấy thí dụ đơn cử ra để tìm hiểu ở
những người quê hương tại các xã này:
Bốn xã phù Đổng, phù Dực, Đông Xuyên và Đông Viên vào
ngày mồng chín tháng tư cùng tham dự chung cuộc diễn trận
phù Đổng Thiên Vương phá giặc Ân mà trước đó và sau đó có
những đám rước chung. Đặc biệt là ngày 11 tháng 4, tất cả bốn
xã đều cùng rước nước để rửa lại khí giới và đồ thờ đã dùng
trong việc diễn trận. Và ngày 12, bốn xã lại có một đám rước
chung để cùng đi kiểm soát lại chiến trường. Trong đám rước
này, cờ trắng được trương lên đầy đường để chứng tỏ quân giặc
đã quy hàng.
Làng Thị cầu, hàng năm vào đám, có tổ chức đám rước sang
làng nam ngạn vào ngày mồng mười tháng tám. Xã nam ngạn
được xã Thị cầu coi là xã đàn anh, nên dân làng Thị cầu rước
thần sang làng nam ngạn ngày hôm trước, thì hôm sau dân làng
nam ngạn đáp lễ lại, cũng theo đám rước sang làng Thị cầu.
nói là dân làng, ở đây phải hiểu là các bô lão, các quan viên
và các chân đi rước.
Đám rước phải qua sông cầu, xưa kia chưa có cầu phải dùng
thuyền, và cuộc rước thần qua sông rất vui. Dân làng nam ngạn
đón đám rước làng Thị cầu từ bờ sông và dẫn đám rước tới đình.
Làng Yên cư thờ Hưng Đạo Vương vào đám vào dịp tháng
tám. Trong dịp này có tổ chức vào ngày 20 tháng tám đám rước
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn