NẾP CŨ - LÀNG XÓM VIỆT NAM - Trang 285

283

Diện hình và Tổ chức

Làng Đông Bộ năm nào cũng chờ dân xã Đông cao rước

kiệu Mỵ châu tới.

Dân địa phương gọi hai đền thờ vua An Dương Vương và

Mỵ châu là ĐỀn cHA và ĐỀn cOn. Hàng năm con phải tới
yết kiến cha để vấn an cũng như để tạ tội xưa vì mình mà nước
mất nhà tan rồi vua cha phải thác.

Đám rước tới Đông Bộ, kiệu Mỵ châu được rước vào đình, sau

đó các bô lão, chức sắc và quan viên xã Đông cao vào tế một
tuần, ý nghĩa của buổi tế là để mừng Mỵ châu ra mặt vua cha.

Sau buổi tế, dân làng Đông Bộ tiếp đãi các bô lão, quan viên,

chức sắc và các chân đi rước xã Đông cao một cách lịch sự với
tiệc khoản đãi.

Buổi chiều, kiệu của Mỵ châu lại được rước từ đình làng

Đông Bộ về Đông cao.

Trên đây là mấy đám rước cử hành giữa các xã có giao hiếu với

nhau. Đây chỉ là mấy thí dụ đơn cử ra. Thực ra, về các xã giao
hiếu với nhau có rất nhiều, và những đám rước chung hoặc riêng
ở các địa phương không phải ít. có khi cả một tổng cùng đi rước
như tại phủ Giây, huyện Vụ Bản tỉnh nam Định (Hà nam ninh),
nơi xã Bảo ngũ, có đền thờ Liễu Hạnh công chúa, đám rước cả
tổng cử hành, hoặc như tại Trường Yên, Yên Mô, ninh Bình (Hà
nam ninh) đám rước vua Đinh Tiên Hoàng có rất nhiều xã dự v.v...

TươNg TRợ, TươNg ứNg gIữA CáC Xã gIAo hIếu

các xã giao hiếu thường coi nhau như xã anh em do đó mối

liên lạc giữa các xã rất mật thiết, không kể sự liên lạc về tế tự
như đã nói ở chương này.

các xã thường giúp đỡ nhau trong những cơn hoạn nạn, chia

vui sẻ buồn cùng nhau. Khi đàn anh một xã qua đời, các xã kia
đều có đồ phúng viếng, khi một xã có giặc cướp, các xã khác
tự động tiếp ứng.

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.