Làng xóm Việt Nam
284
Khi hai xã giao hiếu giáp ranh nhau cùng chung một cánh
đồng, tuần đinh thường canh giúp cả những ruộng lúa của xã
kia ở gần địa giới xã mình. chẳng may một xã gặp thiên tai lụt
lội, các xã khác sẽ giúp đỡ về mặt vật chất bằng cách cho vay
lúa giống hoặc quyền đê cứu trợ.
Trong tục giao hiếu của các xã, nhiều khi có những tục rất
lạ lùng, nhất là khi sự giao hiếu này lại cấu kết bởi ân huệ của
xã nọ đối với xã kia. Trong trường hợp này, khi xã thi ân có
hội làng, xã thụ ân thường có đồ lễ tới lễ thần, và những ngày
Tết nhất, các xã đàn em cũng như các xã thụ ân thường cử một
phái đoàn gồm một số bô lão quan viên tới lễ Tết và chúc Tết
lại xã đàn anh hoặc xã thi ân.
Dân hai xã phú Đa và Trinh nữ, phủ Bình Giang tỉnh Hải
Dương (Hải Hưng), vì giao hiếu với nhau, nên trai gái hai làng
không được lấy lẫn nhau.
Tục giao hiếu giữa các làng với tinh thần tương thân tương
trợ, kể ra thực đáng duy trì, vì đây chính là sức mạnh của các
làng quê nói lên sự đoàn kết giữa những xã anh em.
các làng đã giao hiếu với nhau phải chú trọng tới sự tế tự
và những sự liên lạc trong những kỳ đình đám hội hè. phải tôn
trọng tục lệ của nhau, và nhất là phải giữ lễ với nhau. Làng này
làng khác phải coi trọng đình đám hội hè của nhau và phải giữ
phần gánh vác của mình trong những kỳ đình đám chung.
Và không bao giờ xã nào được bỏ đám rước đánh giải khi
làng vào đám đối với xã anh em. chính đám rước này đã củng
cố tình giao hữu giữa những làng lân cận.
mấy hội làNg với vài Nét ĐặC biệt
Của PhoNg tụC Địa PhươNg
ngoài những điểm chung của nghi lễ, mỗi hội làng có những
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn