Làng xóm Việt Nam
288
sáu thước tây rộng với hai thước rưỡi hay ba thước là thường.
Bởi vậy người ta không thể phất cánh diều bằng giấy được, mà
phải dùng vải thay thế. Bên ngoài lớp vải người lại còn cẩn thận
phất thêm một lần cậy hoặc một lần sơn để diều có thể chịu
đựng được mưa nắng lâu ngày không bị hư mục. nguyên do,
có khi con diều được thả bay trên trời hàng tháng hoặc suốt cả
mùa chơi, cho tới sang thu mới kéo xuống.
Khoản dây diều cũng hết sức quan trọng. Thời xưa người ta
có thói quen làm dây diều bằng tre. Loại tre để vót dây diều
cũng được chọn lựa kỹ lắm. Tre phải là thứ tre mảnh cật, giống
tre thẳng và đốt không bị cháy hay sâu mọt đục khoét. Hơn
nữa, cây tre dùng để làm dây diều phải là cây tre già vì tre non
không được bền dai mấy. người ta chẻ cây tre thành từng mảnh
dài suốt dọc từ gốc đến ngọn. Sau đó, mới lấy dao nhỏ ngồi vót
cho thật đều và nhẵn. Một cây tre vót làm dây diều giỏi lắm
chỉ được chừng hai ba trăm thước là nhiều. Muốn diều lên cao
hơn phải vót thêm. những sợi dây tre đó được nối lại với nhau
và đó chính là một công trình tỉ mỉ. Khi tre đã vót xong, nhất
là tre già thường giòn và dễ gẫy nên không thể nối ngay vào
nhau được. Mà nếu cứ để y nguyên như thế đem thả diều, thì
chắc chắn chỉ vài cái vặn, diều chao lên chao xuống vài lần, là
đứt. cho nên người ta phải tìm cách làm cho dây mất tính chất
giòn đi. người ta bỏ dây tre vào một chiếc nồi lớn đem luộc.
có người cho muối vào luộc, có người lại gia giảm thêm vài vị
thuốc bắc để dây tre không những mềm mại mà còn kỵ được
mọt nữa. Dây diều hết năm này qua năm khác vẫn lại dùng được
khỏi cần phải làm dây mới. nội công việc luộc dây cũng mất ít
nhất là nửa ngày. có người luộc kỹ gần suốt ngày nhưng đó là
tùy theo độ già của cây tre. công việc chế tạo dây diều tuy có
mất nhiều thì giờ thật đấy, nhưng khi mang ra dùng nó sẽ có
nhiều lợi. Thứ nhất là không sợ đứt, thứ hai là nó rất nhẹ, diều
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn