Làng xóm Việt Nam
290
chim người ta không buộc vào diều thả lên mà buộc vào chim
bồ câu để thả thi trong những ngày hội hè. Thứ sáo này chỉ có
một đầu, còn sáo buộc vào diều thì luôn luôn có hai đầu. Sáo
còi thì có tiếng kêu the thé và kéo dài. Sáo đẩu phát tiếng kêu
ngân nga vo vo và đều đều. Tiếng sáo cồng lớn nhất, mạnh mẽ
nhất, y hệt tiếng chiêng rền vang trong chốn ba quân vậy. Giới
sành điệu thường nói “diều nào sáo nấy” không thể lẫn lộn được.
chẳng hạn như một chiếc diều khi đâm lên nhanh vun vút, thỉnh
thoảng đảo ngang vài cái thật mạnh gọi là diều cánh cắt, luôn
luôn đổi dây có khi kéo cả người theo. những luồng gió mạnh
đối với loại diều này không ăn thua gì. Đó là loại diều phải lắp
sáo còi, có khi lắp hai ba chiếc cũng được, để nó rít lên từng hồi
inh ỏi. Diều càng no gió, sáo còi càng rít khỏe. Một chiếc diều
có đeo loại sáo đẩu phải là chiếc diều khi đâm lên thì bốc một
cách từ từ, ung dung, không có vẻ gì sôi nổi. nếu gặp lúc gió
mạnh, nó hơi ngất ngây một chút như cốt làm duyên với đám
người bên dưới chiêm ngưỡng nó. Lúc đó, đám người sẽ được
thưởng thức tiếng sáo đẩu ngân nga thật dịu dàng nghe như tiếng
ru con của một bà mẹ hiền trong những buổi trưa hè oi ả vậy.
nếu chiếc diều đó mà đeo bộ sáo còi vào thì thật không gì vô
duyên bằng, vì có khi sáo câm tịt không ra tiếng, có khi phát
ra những âm thanh ngập ngà ngập ngừng như một anh ngọng.
Riêng sáo cồng chuyên để ráp vào những con diều thật lớn. Diều
nhỏ không thể đủ sức mang nổi nó.
Lẽ đương nhiên tất cả những người dân trong tổng Hà nam
đều sành sỏi chơi diều sáo hơn ai hết. ngay mấy bữa trước ngày
thi chính thức, người ta đã nô nức mang diều ra bãi đất cạnh
ngôi chùa giữa đồng để thả thử, xem có gì khiếm khuyết thì sẽ
kịp thời sửa chữa. Bãi đất này là bãi đất công cộng, thường ngày
trẻ chăn trâu tụ họp ở đây để chơi đùa trong lúc trâu bò gậm cỏ.
Trên khắp bãi đất cũng như chung quanh đó rất xa không hề có
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn